Phụ nữ mang thai ở tuần thứ 7 thường chưa xuất hiện những biểu hiện khác thường ngoài ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, tức ngực. Tình trạng nghén khác nhau ở từng người, có người nghén rất dữ dội những có người lại hầu như không nghén.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho cả người mẹ và thai nhi trong giai đoạn thai 7 tuan tuoi, chế độ ăn hàng ngày của bà bầu nên bao gồm:

Nhung-thuc-pham-nen-kieng-khi-mang-thai
• Trái cây và rau tươi – đặc biệt là cam quýt và rau xanh sẫm màu
• Tinh bột – nguồn cung cấp chủ yếu là bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây và các loại hạt
• Các sản phẩm từ sữa – sữa, sữa chua, và phô mai
• Thịt nạc hoặc cá – đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá sađin và cá ngừ tươi
• Duy trì lượng nước trong cơ thể: Thiếu nước có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, các vấn đề về bàng quang và thận. Do vậy bà bầu cần uống thật nhiều nước hoặc nước trái cây ép pha loãng mỗi ngày.
Bổ sung a xít folic: A xít folic rất quan trọng cho sự phát triển của em bé, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh gây chẻ đôi cột sống và hộp sọ không hoàn thiện. Có thể tăng lượng hấp thu a xít folic bằng cách ăn một số thực phẩm nhất định nhưng lượng a xít folic gần như không có đủ trong chế độ ăn uống. Do vậy Bác sĩ khuyến cáo các phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai uống bổ sung 400mcg a xít folic cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Các thực phẩm giàu a xít folic gồm:
• Các loại rau xanh sẫm màu
• Ngũ cốc nguyên hạt
• Cam
• Bưởi
• Chuối
• Đậu và hột đậu
• Sữa và sữa chua
Hấp thu đủ lượng sắt: P hụ nữ mang thai cần lượng sắt nhiều hơn bình thường. một số loại thực phẩm giàu sắt là:
• Các loại hạt
• Trứng
• Trái cây sấy khô
• Thịt
• Các loại rau xanh đậm màu ví dụ như súp lơ xanh, cải xoong, và rau chân vịt
• Hạt đậu ví dụ như đậu lăng và đậu xanh
• Bánh mỳ, ngũ cốc hoặc gạo nâu
• Trái cây sấy khô
Cũng có thể uống bổ sung viên sắt theo chỉ định của Bác sĩ
Thực phẩm nên tránh:
• Những thực phẩm dễ hỏng, ôi thiu như patê gan, các loại phomat sống
• Sữa chưa tiệt trùng
• Các thực phẩm dễ gây dị ứng như động vật có vỏ, ví dụ như tôm, lạc v.v..
• Trứng chưa nấu chín
• Gan và các sản phẩm từ gan
• Thực phẩm sống, thực phẩm chưa nấu chín
• Đồ uống có cồn.
Về các bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con thì có rất nhiều. Những bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con ngay khi trẻ còn trong tử cung hoặc trong lúc đẻ; đôi khi sau đẻ. Những bneehj hay gặp là.
– Mụn rộp (herpes)
– Bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục
– Bệnh nấm ở cơ quan sinh dục
– Bệnh do Chlamydia
– Bệnh trùng roi (trichomonas)
– Viêm gan B
– HIV
– Bệnh lậu
Những bệnh này sẽ được phát hiện qua qua thăm khám và các xét nghiệm cần thiết trong suốt quá trình mang thai ở những lần khám thai định kỳ, cũng như qua việc theo dõi sau sinh. Do đó điều quan trọng là vợ em cần đi khám thai đều đặn theo đúng lịch hẹn của Bác sĩ.
Chúc hai vợ chồng em luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Xem thêm: thai nhi 8 tuan tuoi