Những người làm công việc văn phòng đang phải đối phó với nguy cơ bị các bệnh về cơ – xương – khớp ngày càng cao.

Tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp phòng tránh là điều chúng ta có thể làm ngay lúc này.

 

Những điều bạn nên biết

– Số người đến khám về cơ xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống… ngày càng đông trong đó những người trong độ tuổi từ 35 – 45 chiếm số lượng tương đối và chủ yếu là đối tượng làm việc văn phòng.

-Tới viện để khám định kỳ về bệnh lý cơ xương khớp chưa phải là thói quen của nhiều người nên khi đến khám thì đã có những biểu hiện rất nặng.

Bệnh lý cơ xương khớp có những triệu chứng diễn ra âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi ngắn nên mọi người thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua, đặc biệt là đối tượng trẻ. Nhưng chính sự chủ quan này đã khiến không ít trường hợp bị tàn phế hoặc để lại di chứng nặng nề cũng như việc điều trị trở nên khó khăn.

Vì sao lại là người làm việc văn phòng?

– Những người làm văn phòng thường không được hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

–  Chế độ ăn uống không điều độ dẫn tới việc thiếu canxi làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơ – xương – khớp.

– Việc ít vận động hoặc vận động quá mức đều khiến khớp bị thoái hóa, “bệnh văn phòng” chủ yếu đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng. Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng do phải làm việc vất vả để giữ tư thế cho cơ thể, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh.

– Thông thường độ tuổi trung bình khi bị thoái hóa khớp là 45 – 50 tuổi nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang tuổi 35 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này. Để phát hiện và chẩn đoán loại bệnh này không khó nhưng biện pháp khắc phục triệt để nó thì vẫn là niềm mơ ước đối với khá nhiều người.

Lời khuyên từ chuyên gia

– Lý giải tình trạng trẻ hóa độ tuổi bị bệnh xương khớp, các chuyên gia cho rằng: “Thói quen lười vận động là một trong những nguyên nhân gây trẻ hóa nhóm người mắc bệnh thoái hóa xương khớp”. Trong cuộc sống hiện đại, làm việc gì cũng có máy móc và phương tiện hỗ trợ nên giới trẻ ngày càng ít vận động. Điều này khiến cho nhiều bộ phận trên cơ thể rất dễ bị thoái hóa chứ không riêng gì xương khớp.

-Tư thế trong quá trình ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Để khắc phục tình trạng bệnh, người bị thoái hóa khớp khi còn trẻ vẫn có cơ hội để phục hồi, do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Nếu hoạt động thể lực nhẹ và nâng dần mức độ, kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sụn và tránh các thói quen có hại đối với khớp, ví dụ như ở khớp gối là ngồi xổm, leo cầu thang, khiêng vác nặng… thì bệnh tình có thể giảm, khớp có thể phục hồi. Đỉnh phát triển xương khớp của con người thường là tuổi 25 nên khi qua độ tuổi 25-30, mọi người nên quan tâm, phòng ngừa căn bệnh này.

–          Cấu trúc mô sụn vốn được định hình nhờ mạng lưới collagen type II, mạng lưới này giúp sụn tăng độ bền, đàn hồi tốt và tăng tính dẻo dai. Quá trình lão hóa dẫn đến tình trạng các sợi collagen ngày càng cứng lại và bị tổn thương, sụn khớp sẽ dần trở nên xù xì và bắt đầu thoái hóa. Vì vậy, đảm bảo chất lượng và khối lượng collagen type II trong sụn khớp là khâu quan trọng để ngăn ngừa và điều trị thoái hóa khớp.