Theo thông tin từ trang báo đời sống và pháp luật trong rau xanh và các loại củ quả có nhiều tác dụng đối với bà bầu. Đây cũng là những món ăn dễ nuốt ở thời kì thai nghén khi mẹ bầu đã chán ngán những món ăn giàu đạm từ động vật. Tuy nhiên không phải loại rau của, quả nào cũng tốt cho bà bầu trong thai kì vì mỗi thời điểm của thai kì, các món ăn lại có công dụng và tác hại riêng. Hiện nay rất nhiều chị em đang thắc mắc: Bà bầu có nên ăn măng, cà tím, khoai tây không?
Bà bầu có nên ăn cà tím hay không?

Cà tím là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin và axit folic. Đây là chất có tác dụng ngừa dị tật bẩm sinh ở não cho thai nhi rất hiệu quả. Bên cạnh đó, axit folic còn giảm thiểu hàm lượng homocysteine trong máu cho mẹ bầu. Chính vì thế cá tím là món ăn cần thiết đối với bà bầu.
Cà tím còn tốt cho những thai phụ mắc tiểu đường bởi cà tím chứa lượng chất xơ cao, với chỉ số glycemic thấp. Tuy nhiên, bà bầu mắc bệnh thận thì không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao. Đây là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận. Tuy nhiên chị em cần lưu ý, tránh ăn cà tím sống, cà tím dạng gỏi, dạng muối vì chúng là nguyên nhân gây chảy máu hay sảy thai và cũng là nguyên nhân gây nên nhiều ca ngộ độ thực phẩm. Những món đồ ăn muối xổi còn có nguy cơ gây ung thư rất cao.

Bà bầu có nên ăn khoai tây không?

Khoai tây là loại ngũ cốc phổ biến được trồng và sử dụng nhiều trên thế giới. Khoai tây được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất phong phú, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết co cơ thể. Chất kết dính protein có trong protein của khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch rất hiệu quả. Hàm lượng vitamin B có trong khoai tây cũng khá cao, tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc không ăn là tốt nhất. Bởi trong khoai tây lại chứa một độc tố gọi là solaninne còn gọi là chất kiềm sinh vật có thể gây ra nhiều nguy hại đối với sức khỏe của mẹ bầu.
Chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật. Có kết luận cho rằng, phụ nữ mang thai có khuynh hướng di truyền nhất định và mẫn cảm với chất kiềm sinh vật, ăn 44,2 – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng. Điều đáng lo ngại là chất kiềm sinh vật trong khoai tây không thể tiêu giảm hoàn toàn qua quá trình chế biến thông thường như ngâm nước, xào, luộc…nên hầu như không thể loại bỏ được chúng trong quá trình chế biến.
Bà bầu có nên ăn quả mướp đắng hay không?

Mướp đắng không chỉ là thực phẩm được ưa chuộng mà còn được sử dụng như một vị thuốc. Thành phần folate trong mướp đắng rất cao và đây chính là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trong trong thai kỳ, folate có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng chứa hàm lượng folate khá cao, chiếm 25% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu. Là một loại rau củ, lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng đủ để đáp ứng nhu cầu và giúp mẹ giảm bớt những nỗi lo về 2 triệu chứng khó chịu này.
Các mẹ biết chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hàng ngày,mướp đắng còn chứa charatin, khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả. Do đó đây có thể là một thực rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên mướp đắng cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa nếu như chị em phụ nữ mang thai lạm dụng thực phẩm này. Theo nghiên cứu, việc ăn quá nhiều mướp đắng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, ợ nóng…Ngoài ra, mướp đắng có các thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides and morodicine. Trong hạt mướp đắng có chứa vicine, độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí dẫn gây hôn mê đối với những mẹ bầu nhạy cảm. Ăn mướp đắng khi mang thai cũng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung, có thể dẫn đến việc sinh con trước thời hạn.

Xem thêm: Cách cho con bú không bị sặc sữa

Món ngon từ mướp đắng gồm có món mướp đắng xào trứng gà, mướp đắng nhồi thịt, mướp đắm kho tiêu, hầm xương. Món ăn này khá bổ dưỡng và chế biến khá đơn giản nên có thể tiến hành hàng tuần.