Khó phân biệt Grab thật và Grab “giả”

Dạo quanh một vòng tại các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình hay tại các trường học bệnh viện, không khó để bắt gặp những xe ôm truyền thống “mượn danh” Grab- một hình thức chạy xe công nghệ thông qua ứng dụng, để bắt khách dễ dàng hơn. Xem thêm tin tuc oto năm 2017 biến động ra sao ở đây!

Không sử dụng ứng dụng, không hợp đồng với hãng công nghệ nào, chỉ duy nhất mặc một chiếc áo mang thương hiệu Grab, hoặc “giàu có” hơn là có thêm chiếc mũ mang cùng thương hiệu này, những người làm xe ôm truyền thống có thể bắt khách dễ dàng hơn mà không cần phải chèo kéo, mặc cả dài dòng, thậm chí thu nhập vẫn như hành nghề xe ôm trước đó.

grab
Rất khó để phân biệt giữa Grabbike thật và giả. (Ảnh: Hạ Thảo)

Thắc mắc về tại sao “Grab giả” lại có những chiếc áo, mũ này, một lái xe ôm giấu tên tại khu vực Mỹ Đình cho biết: “Áo muốn mua thì đầy ấy mà, có 80.000 đồng/chiếc, khi mặc vào sẽ được khách hàng tin tưởng nên dễ dàng hoạt động hơn”.

Theo đó, nguồn cung của những chiếc áo, mũ mang thương hiệu kia là từ các tài xế Grab bị khóa tài khoản bán lại để “bù lỗ”. Trên nhiều trang mạng xã hội, cũng không khó để tìm kiếm những hình thức rao bán đồng phục Grab giá rẻ.

Người đàn ông này cũng thú nhận: “Mấy lái xe ôm ở đây đều là “giả cầy” hết. Nếu như các hãng chạy xe ứng dụng như Grab/Uber quản lý chặt chẽ, thì xe ôm truyền thống chắc chắn sẽ mất hết khách”.

Khi được hỏi về tình trạng gần đây xảy ra hàng loạt các vụ mâu thuẫn, ẩu đả giữa xe ôm truyền thống và tài xế Grabbike, một lái xe ôm khác cho rằng: “Nếu như là một Grab “xịn” thì chúng tôi rất tôn trọng, vì đó là do khách đã đặt qua ứng dụng chọn tài xế đó. Nhưng, cùng là đi kiếm cơm, nhiều người lợi dụng chiếc áo thương hiệu để “cướp” khách, rồi dùng lời lẽ thách thức đồng nghiệp. Cũng vì thế mà những vụ ẩu đả xảy ra rất nhiều”.

Tài xế Grab bao vây chèo kéo khách?

Một thực tế khác cũng thường xuyên xảy ra tại các bến xe, bến đỗ là nhiều tài xế Grab, dù mặc đồng phục, sử dụng ứng dụng và có hợp đồng hợp tác với hãng công nghệ. Song, thay vì bắt khách qua ứng dụng, những người này lại tụ tập theo số đông, chèo kéo, mặc cả khách hàng không khác gì xe ôm truyền thống trước đó.

Tại bến xe khách Mỹ Đình, vào vai một người có nhu cầu tìm Grabbike để di chuyển, phóng viên có cuộc trò chuyện ngắn với anh San (nhân vật đã được đổi tên – PV), một người thường xuyên chạy ở Grab quanh khu vực này. Theo anh San, hầu hết các tài xế Grab “xịn” chỉ đến nhận đến nhận khách theo cuốc rồi đi, nên không thể phân biệt những người mặc đồng phục giống với mình là tài xế Grab thật hay giả.

Anh San cho biết, theo hợp đồng thỏa thuận, một cuốc xe, tài xế Grabbike sẽ phải về cho công ty 15% và hưởng hoa hồng 75%. Tuy nhiên, vì muốn kiếm thêm thu nhập, mà không ít tài xế đã tự bắt khách rồi tự thỏa thuận giá cả để “làm thêm”.

Được biết, theo quy định các tài xế Grab chỉ được phép bắt và chở khách theo ứng dụng đã đặt trước đó. Cũng theo anh San thì trung bình tại một bến xe có đến 50% tài xế mặc áo đồng phục là giả mạo.

Vậy sử quản lý ở đâu khi mà những hình thức chèo kéo khách vẫn thường diễn ra hàng ngày như vậy? Các loại đồng phục, trang phục được rao bán một cách công khai để người khác có thể dễ dàng lợi dụng hành nghề và hậu quả là dẫn tới những vụ xô xát, ẩu đả không đáng có? Phải chăng chính khách hàng cũng đang bị lừa đảo vì những hành vi mạo danh này? Xem thêm tai nạn giao thông mới nhất  cập nhật trong ngày.

Nguồn: Tin tức