Theo các chuyên gia the thao thì vấn đề bản quyền ngoại hạng Anh ở Việt Nam vẫn đang nóng lên từng ngày khi mà vẫn đang tồn tại vướng mắc rất lớn từ nhiều phía.

Việt Nam bế tắc trong thương thảo BQTH Ngoại hạng Anh

Theo được biết, cho đến ngày hôm qua 31/3, Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPay TV) vẫn chưa thể gặp trực tiếp đại diện của MP Silva, đơn vị nắm giữ bản quyền ngoại hạng Anh ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Lý do của sự “chậm chạp” này có thể được hiểu là giữa VNPay TV và MP Silva vẫn còn cách quá xa nhau về giá tiền bản quyền cho hợp đồng của 3 năm tới.

VNPay TV, cơ quan đại diện cho nhiều đài truyền hình ở Việt Nam, đang bảo lưu quan điểm chỉ chấp nhận trả bản quyền Ngoại hạng Anh ở Việt Nam với mức giá tăng tối đa 20% so với gói bản quyền ba mùa trước. Theo tìm hiểu, giá bản quyền trong ba mùa trước là khoảng 40 triệu USD và VNPay TV chỉ chấp nhận tăng lên khoảng 48 triệu USD cho ba mùa tiếp theo.

Vấn đề ở chỗ, tiền mua bản quyền Ngoại hạng Anh đã tăng lên rất nhiều kể từ mùa 2016/2017. MP Silva được cho là đã phải trả số tiền nhiều gấp đôi so với 3 mùa trước để có được quyền phân phối bản quyền Ngoại hạng Anh trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy MP Silva buộc phải tăng giá bán với các đối tác, trong đó có VNPay TV.

Theo diễn biến mới nhất, Truyền hình K+ với tư cách thành viên của VNPay TV đã bày tỏ mong muốn được tự tìm giải pháp để phá vỡ thế bế tắc bằng cách thương thảo trực tiếp với MP Silva. K+ đưa ra nhiều lý do, trong đó có việc VNPay TV chưa có sự thống nhất về cơ chế giải quyết các xung đột nếu có giữa các thành viên khi phân chia bản quyền và VNPay TV rất khó gặp trực tiếp MP Silva để đàm phán.

Mặc dù vậy, VNPay TV ngay lập tức không đồng ý với mong muốn của K+. Trước đó, vào ngày 2/11/2015, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ký văn bản về vấn đề bản quyền giải Ngoại hạng Anh gửi các đài, hiệp hội truyền hình trả tiền khẳng định: “Việc mua bản quyền với mức giá tăng cao liên tục và hình thức mua độc quyền đã gây ảnh hưởng lớn tới xã hội, tới quyền lợi số đông người xem trên toàn quốc.

Tuy nhiên, K+ vẫn có thể tự tìm cho mình lối thoát khác. Đó là Canal+ (công ty mẹ của K+) có đứng ngoài cuộc chơi hay không? Bởi Canal+ lại có thể đàm phán và nhượng lại cho người nhà như đã từng làm với bản hợp đồng trước đây.

Từ nhiều năm nay, giá bản quyền giải Ngoại hạng Anh đã tăng một cách chóng mặt theo từng mùa. Trong khi đó các nhà đài ở Việt Nam có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, “ngầm bắt tay nhau” để đạt được mục đích, mua bản quyền với giá cao. Vậy nên các đơn vị tham gia mua bản quyền và phát sóng giải Ngoại hạng Anh “đoàn kết, vì lợi ích chung của đất nước, vì quyền lợi của người xem truyền hình”, kiên quyết không mua bản quyền bằng mọi giá.

"*** Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn chỉ chơi lô tô do nhà nước phát hành vừa vui vừa đảm bảo nhé.."