1. Lịch sử dùng đỉa để chữa bệnh trong y khoa

Trong Đông y, đỉa được coi là một trong những vị thuốc cổ xưa nhất. Cách đây 2000 năm, bộ sách y văn đầu tiên của Trung Quốc “Thần Nông bản thảo kinh” đã từng ghi nhận tác dụng đối với sức khỏe của sinh vật này.

Những hình vẽ khắc trên đá mà các nhà khoa học tìm thấy được cho thấy, ngay từ thế kỷ 15 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã biết dùng đỉa để chữa bệnh.

Tài liệu của Hipocrate cũng khẳng định rằng ở thế kỷ 5 trước Công nguyên, phương pháp chữa bệnh bằng đỉa đã rất thịnh hành.

Vào thời điểm này, đỉa được dùng để chữa những căn bệnh như thừa dịch, máu độc cần tiêu ở những bệnh nhân trúng độc do côn trùng hoặc bò sát cắn…

Đến những năm 1700, việc dùng đỉa chữa bệnh không chỉ bó hẹp trong phạm vi tầng lớp bình dân mà ngay cả tầng lớp vua chúa quý tộc châu Âu cũng rất “sùng tín” phương pháp chữa bệnh này.

Chữa bệnh bằng đỉa trở nên thịnh hành đến nỗi người ta phải nuôi đỉa để cung cấp cho các bệnh viện châu Âu vì sợ rằng nếu lấy đỉa từ tự nhiên thì mất an toàn và có nguy cơ lây lan nhiều căn bệnh nguy hiểm khác từ sinh vật này.

Ở Việt Nam, phương pháp chữa bệnh bằng đỉa được ghi nhận từ năm 1330, theo những ghi chép của Tuệ Tĩnh trong cuốn “Nam y thần hiệu”.

Sau một thời gian dài bị lãng quên, liệu pháp dùng đỉa phục vụ sức khỏe đã được y học thế giới khôi phục lại với nhiều ứng dụng hiện đại hơn trong thẩm mỹ, phẫu thuật, chữa bệnh tim mạch, ung thư…

2. Dùng đỉa để chữa bệnh như thế nào?

Tìm trong lịch sử y khoa có thể thấy một sự thật rằng, đỉa được dùng trong y học cả phương Đông và phương Tây từ rất lâu đời.

– Cách dùng ngay từ ban đầu được ghi nhận tới tận ngày nay là dùng đỉa trực tiếp chữa bệnh bằng cách cho đỉa hút máu độc ở những vết loét lâu ngày.

Thông qua việc hút máu độc, đỉa cũng vô tình làm cho máu trong cơ thể được lưu thông, vết thương mau lành hơn.

Với cách chữa này, một con đỉa có thể hút tối đa 15ml máu, nhưng sau đó máu còn chảy thêm 15ml nữa mới tự cầm. Do đó, tính ra mỗi con đỉa có khả năng lấy từ cơ thể người 30ml máu.

Trong y văn có ghi lại các trường hợp dùng đỉa trực tiếp để chữa bệnh mà cứu sống được mạng người. Điển hình là trường hợp vị tướng Simmoms người Anh trong trận chiến Walterloo năm 1885. Vị tướng này bị thương rất nặng ở ổ bụng.

Để cứu được mạng sống của Simmoms, bác sĩ đã phải cho người đi tìm 20 con đỉa về để hút máu độc. Kết quả là đã cứu được vị tướng này khỏi tay thần chết.

– Chữa bệnh bằng đỉa còn có tác dụng đối với các bệnh về xương khớp do đỉa có khả năng hút máu và tiết ra chất dịch này hirudin giúp chữa ghép liền các mô tế bào, giúp các ngón tay, ngón chân đứt lìa nhanh lành hơn…

Điều này đã được chứng minh bằng nghiên cứu ở Viện Kliniken Essen-Mitte (Đức).

Các nhà nghiên cứu đã đặt đỉa vào các điểm đau trên đầu gối của các bệnh nhân trong vòng 70 phút. Sau 7 ngày đỡ đau khớp gối hơn nhiều. Tác dụng này kéo dài đến tận nhiều ngày sau và các chức năng khớp cũng được cải thiện rõ rệt.

– Trong phẫu thuật tạo hình, đỉa giúp chữa áp xe phủ tạng trong khi cấy mô phẫu thuật tái tạo hoặc trong khi gắn lại các bộ phận của cơ thể.

Trong thời gian phẫu thuật, đỉa được dùng để hút từ 10 – 15ml máu. Nó sẽ làm máu rỉ ra tại chỗ cắn liên lục, nhờ đó máu lưu thông hiệu quả trong thời gian vết thương chưa liền và làm chúng nhanh liền lại hơn.

– Ngoài ra, đỉa còn được dùng như một nguyên liệu để sản xuất tân dược. Người ta chiết xuất nước bọt của đỉa để bào chế các loại thuốc chữa bệnh tim mạch, thấp khớp, hen suyễn, tăng nhãn áp, bệnh phụ khoa…

Nhờ chất hirudin có trong tuyến nước bọt của đỉa, người ta đã chiết xuất được nguyên liệu để bào chế các loại thuốc chống tắc mạch máu do cục máu đông, chống tụ máu vết thương, tụ máu trong nội tạng…

Đặc biệt, đỉa còn được dùng để bào chế thuốc chữa bệnh ung thư.

3. Ứng dụng chữa bệnh bằng đỉa ở Việt Nam

Như đã nói ở trên, việc dùng đỉa chữa bệnh ở Việt Nam được ghi nhận từ những năm 1330, theo như ghi chép của Tuệ Tĩnh trong cuốn “Nam dược thần hiệu”.

Cũng theo cuốn này, việc sử dụng đỉa làm thuốc được tiến hành như sau: Phơi khô, đốt xác con đỉa, tán nhỏ, sao vàng. Khi đã thành dược liệu, thuốc có vị mặn, tính lạnh, có độc, tác dụng phá hòn cục, tiêu tích, trị kinh bế, mụn nhọt, phong lở, lợi tiểu tiện.

Khi dùng kết hợp với các loại thuốc thảo dược khác như cam thảo, kỳ tử, can thìa… chủ trị các chứng bệnh như mụn nhọt, phong lở, đau bụng.

Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu lại nhiều cách dùng đỉa chữa bệnh như: Đỉa phơi khô, tẩm cồn đốt, tán nhỏ. Khi dùng kết hợp với các vị địa long (giun đất), xuyên sơn giáp, hổ trượng… Tác dụng chữa yếu sinh lý, ít tinh trùng ở nam giới.

Hoặc đỉa kết hợp với đan sam, trạch lan, chữa bệnh u nang buồng trứng ở nữ giới.

Y học Việt Nam hiện đại giai đoạn trước, do điều kiện khó khăn về khoa học kỹ thuật cũng thường dùng đỉa sống hút máu thường dùng đỉa sống hút máu trực tiếp trong nhiều trường hợp bệnh nhân bi sưng phù, máu đông ứ đọng gây đau nhức.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng trong một số trường hợp đặc biệt chứ không được áp dụng phổ biến.

Ngày nay, việc dùng đỉa trong y học chủ yếu là sử dụng làm nguyên liệu chiết xuất để bào chế thành dạng thuốc tiêm hoặc thuốc xoa điều trị nghẽn mạch huyết khối tĩnh mạch, đông máu, huyết khối gây tắc nghẽn mạch não…

4. Không được tự ý dùng đỉa chữa bệnh

Theo giới chuyên môn, đỉa mặc dù là vị thuốc quý nhưng không dễ sử dụng. Nếu không được điều chế đúng cách và không có chỉ định của bác sỹ, dùng đỉa để chữa bệnh có thể còn rước thêm bệnh.

Một “gương xấu” điển hình cho việc tự ý dùng đỉa chữa bệnh gây nguy hiểm cho tính mạng chính là Geoger Washington. Theo những tài liệu ghi lại, Geoger Washington thường cho đỉa hút máu 4 lần mỗi ngày để tăng sức khỏe.

Việc lạm dụng phương pháp chữa bệnh này đã khiến vị tổng thống bị mất máu và suy nhược cơ thể trầm trọng. Kết cục là ông đã đột tử do cảm lạnh.

Việc tự ý dùng đỉa cho hút máu để chữa bệnh có thể mang đến những nguy cơ sau:

– Có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, các bệnh lây lan qua đường máu, bệnh than… virus những loại bệnh này có thể có trong dịch tiết từ miệng của con đỉa.

– Dùng đỉa quá nhiều dễ gây mất máu, vỡ động mạch gây tai biến, có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Phương pháp này đặc biệt không được sử dụng đối với phụ nữ có thai, những người có nguy cơ xuất huyết như chảy máu cam, xuất huyết trĩ, rong kinh…

Theo nguon : tin tuc trong ngay