Thời tiết mùa đông làm gia tăng số trẻ bị tiêu chảy do vi rút rota. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong nhiều trường hợp, bệnh của trẻ nặng hơn là do chính những sai lầm trong cách chăm sóc con của cha mẹ.

 

Một số sai lầm điển hình của cha mẹ khi chăm sóc con bị tiêu chảy do virus rota bao gồm:

 

– Tự ý điều trị: Trẻ sau khi nhiễm vi rút rota phải 1-4 ngày sau thì có biểu hiện nôn và sau 1-2 ngày thì tiếp tục đi ngoài. Nhiều bà mẹ thấy con đi ngoài liên tục thì thường tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về cho con uống để nhanh khỏi. Tuy nhiên, kháng sinh vô hiệu với trẻ nhiễm tiêu chảy do vi rút rota bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn trong khi bệnh này là do vi rút rota gây nên. Do đó, việc uống kháng sinh sẽ không có tác dụng lại khiến trẻ bị mệt và bệnh trở nên trầm trọng hơn.

 

Các loại thuốc cầm tiêu chảy khác cũng không có tác dụng vì chúng không tiêu diệu được vi rút mà còn làm giảm nhu động ruột, liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Do đó, trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong.

 

 

 

– Lạm dụng dung dịch oresol: Trên thực tế, nhiều cha mẹ không biết cách bù nước khi trẻ bị tiêu chảy. Lo sợ con mất nước nên liên tục cho con uống oresol, trẻ vừa nôn xong, vừa đi ngoài lại bắt uống tiếp. Điều này thực sự phản tác dụng, thậm chí còn làm mất nước nặng hơn.

 

Ngoài ra, nhiều trẻ không uống được loại nước này nên có nhiều mẹ nghĩ ra cách pha đậm đặc để trẻ có thể uống nhanh hết. Điều này cực kỳ nguy hiểm, việc pha quá ít nước theo quy định và cho bé uống càng khiến trẻ nạp quá nhiều muối từ oresol vào trong cơ thể, khiến lượng muối trong máu tăng cao, các tế bào trong cơ thể trẻ bị hút hết nước, teo tóp lại khiến da nhăn, khô, mắt trũng sâu…Nguy hiểm hơn, hàm lượng muối trong máu quá cao còn có thể gây tổn thương não, khiến trẻ bị sốt cao, co giật nên cơn vật vã, thậm chí hôn mê. Với trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ tử vong.

 

– Bù nước cho trẻ bằng nước lọc, nước đường: Có rất nhiều trẻ không uống được dung dịch bù nước oresol, nên nhiều gia đình không thể cho con uống nên tìm cách bù nước cho con bằng cách cho trẻ uống thật nhiều nước lọc, nước đường… Cách làm này vô tình gây hại cho trẻ, bởi khi trẻ nước quá nhiều nước lọc, bụng chướng lên gây biếng ăn. Ngoài ra việc bù mất nước khi tiêu chảy bằng nước lọc không bù được điện giải, khiến trẻ dù uống nhiều nước nhưng vẫn bị mất nước trầm trọng.

 

- Hạn chế dinh dưỡng:

 

 

– Hạn chế dinh dưỡng: Nhiều bà mẹ quan niệm sai lầm rằng, trẻ bị tiêu chảy thì nên kiêng thịt, cá, chất tanh, sữa… Điều này càng làm cho sức khỏe của trẻ trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến tiêu chảy của bé càng kéo dài, nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao. Nếu không được dung nạp đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống lại bệnh, do đó, bệnh của trẻ càng nặng hơn và lâu khỏi.

 

Do vậy, khi trẻ bị tiêu chảy cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, chuối tiêu, uống sữa… và ăn nhiều bữa nhỏ vì lúc này trẻ lười ăn, không nên ép trẻ ăn nhiều một bữa như bình thường càng khiến trẻ sợ.

 

Để bảo vệ con khỏi bị bệnh tiêu chảy do virus rota, cha mẹ cần lưu ý:

 

– Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Cha mẹ nên rửa tay bằng nước rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh. Cha mẹ cũng cần hướng dẫn con biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên với nước rửa tay, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với người khác…

 

- Tiêm<br />
phòng/uống vắc-xin phòng bệnh cho trẻ (vắc-xin tiêu chảy dạng uống).

 

 

– Tiêm phòng/uống vắc-xin phòng bệnh cho trẻ (vắc-xin tiêu chảy dạng uống).

 

– Cha mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé.

 

– Đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ để trẻ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể nhanh chóng phục hồi.

 

– Không tự ý điều trị bằng các loại thuốc không rõ nguồn gốc

 

– Khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh tiêu chảy cần đưa đến cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị.

Nguồn Dantri