Trẻ không nghe lời, xấu tính, đi ngược lại những gì mà các bậc phụ huynh mong muốn khi giáo dục con mình có thể do 10 lỗi dạy con hết sức tai hại mà nhiều người không để ý này. Hãy cùng chuyên gia trang dinh duong cho ba bau giải mã giấc mơ này nhé
Sinh con ra hẳn cha mẹ nào cũng mong muốn có thể nuôi dưỡng, giáo dục con cái nên người. Vậy nhưng, có nhiều khi chính những thói quen xấu khiến cách giáo dục của chúng ta đi ngược lại hoàn toàn với mục đích ban đầu.

1. Nếu con bạn hay giấu diếm và thiếu niềm tin vào người khác, có thể bởi vì bạn rất dễ nổi cáu.

Trái với tác dụng răn đe mà các bậc làm cha, làm mẹ mong muốn, đòn roi hay những lời quát mắng nặng nề lại mang đến nguy cơ tăng động, dễ nổi nóng và nhiều biểu hiện tiêu cực khác ở trẻ.

Điều này được chứng minh trong nghiên cứu năm 2000 của Thư viện Y dược quốc gia Mỹ, rằng những học sinh cấp 1 bị bố mẹ đánh đòn thường xuyên có xu hướng trở nên hư hỏng, nói dối và mất đi sự tin tưởng.


Đáp ứng mọi nhu cầu của con dù đúng hay sai

Bạn luôn mong muốn con cái được bằng bạn bằng bè tuy nhiên không nên mềm lòng trước mọi yêu cầu thậm chí là yêu sách của con nhé. Việc đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ chỉ khiến trẻ cảm thấy mọi thứ có được đều dễ dàng, trẻ không còn cảm thấy quý trọng.

Do vậy cha mẹ là nên động viên con đúng lúc đúng chỗ, tặng quà con cũng theo dịp có như vậy trẻ mới phấn đấu để đạt được mục tiêu.
Luôn cho rằng mình đúng

Cha mẹ luôn cho mình cái quyền tối cao, rằng mình không bao giờ sai và không nhận lỗi trước mặt con là suy nghĩ vô cùng tiêu cực đấy.

Nếu bạn muốn hình thành nên nhân cách trung thực, thẳng thắn ở trẻ thì trước hết bạn phải là tấm gương sáng sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai. Chính như vậy con bạn mới cảm thấy được đối xử công bằng trong gia đình.

Xem thêm: Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách
Con làm bể đồ, đang hoảng thì lại la toáng lên. Thay vì cần đưa con ra khỏi chỗ miểng chai, mảnh vỡ nhọn , trấn an và kiểm tra tay chân. Khi cần xử lý vấn đề thực tại, hạn chế tổn thương, thiệt hại thì cứ nhăm nhăm xử lý nguyên nhân, răn đe, ngăn chặn tái diễn. Cái thứ chả bao giờ nghe nổi vô đầu khi đang hoảng. Giáo dục sai hoàn cảnh. Thiếu cảm thông, chia sẻ cần thiết đúng lúc.

Con làm gì nguy hiểm cho bản thân thì quát nạt, ngăn cấm chứ không chỉ rõ vì sao. Sợ chỉ cặn kẽ về những mối nguy hiểm sẽ thành hướng dẫn con vào con đường nguy hiểm. Rốt cuộc thì một đứa bé hai tuổi sẽ vẫn lao qua đường vì thích xe khi ba mẹ lơ là, mấy đứa lớn hơn vẫn thích đu lên ban công hay thò đầu ra cửa sổ dòm xuống mấy chục tầng lầu khi có dịp. Mấy đứa mới dậy thì thì lén lút hò hẹn, yêu đương và biết nhiều cách phòng tránh cha mẹ, thầy cô hơn là phòng tránh thai và bịnh.