Trẻ sinh ra đã nhẹ cân, sinh non: Trong trường hợp này, việc phát triển cân nặng đều theo từng độ tuổi sẽ là rất khó. Vì thế, đối với trẻ sinh ra đã nhẹ cân, cha mẹ cần theo dõi sát sao cân nặng trẻ để bổ sung dưỡng chất phù hợp. Cùng chuyên trang dinh duong cho ba bau tìm hiểu vấn đề này nhé

Phương pháp nuôi dưỡng sai lầm: Trẻ không được nuôi dạy đúng phương pháp, không được quan tâm bổ sung dưỡng chất đều đặn theo nhóm tuổi, không được bú sữa mẹ hoặc ăn dặm thiếu cả về chất và lượng… cũng rất dễ dẫn đến bị suy dinh dưỡng.

Trẻ bị nhiễm khuẩn: Đặc biệt nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa dễ bị suy dinh dưỡng.


Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng giúp lên cân đều:

Việc chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng lên cân nặng ổn định bình thường như bao trẻ khác cần phải có sự phối hợp từ nhiều nguyên tắc khác nhau:
Về môi trường sinh sống của trẻ

Môi trường sống dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng cần đảm bảo các yếu tố về độ thoáng đãng, sạch sẽ và trong lành. Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt mà trẻ được sử dụng phải là nước sạch.

Về chế độ sinh hoạt

Xem thêm: Cho con bú đúng cách

Chế độ sinh hoạt bao gồm vệ sinh thân thể và các hoạt động thể chất.
Đối với trẻ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày.
Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín.
Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ.
Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3kg. Nếu chỉ nặng dưới 2,5kg, thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5kg). Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm.
Một trẻ phát triển bình thường có cân nặng thay đổi như sau:
Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2kg/tháng. 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600g/tháng. 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400g/tháng. Đến lúc 1 tuổi, trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg). Từ 2-10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3kg/năm.
Trẻ mới bị suy dinh dưỡng khó được nhận ra. Khi cha mẹ phát hiện thì bé đã mắc bệnh trong khoảng thời gian dài. Để tình trạng này không xảy ra, cha mẹ cần theo sát sự phát triển của bé. Theo dõi cân nặng, chiều cao của bé hằng tháng, ngay khi bé có bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào có thể dẫn bé đến khám chuyên khoa và có biện pháp khắc phục ngay.
Trẻ mới ốm dậy có thể sẽ thay đổi một chút về khẩu vị. Vì vậy, khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ nên nêm đậm đà hơn thường lệ, kích thích vị giác, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thêm dầu ăn, dầu ô-liu hoặc dầu cá hồi vào món ăn của bé.