Với 2% số phạt góc được chuyển hóa thành bàn thắng ở những keo bong da tại EURO 2016 tính đến hết vòng bảng EURO 2016, mới biết các đội tuyển đang lãng phí vũ khí lợi hại này.

Phạt góc đang bị lãng quên tại EURO 2016

VŨ KHÍ BỊ LÃNG QUÊN

Kết thúc những lich thi dau bong da vòng bảng EURO 2016, mới chỉ có Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Pháp, Hungary, Ba Lan, Nga và Slovakia ghi bàn từ các pha đá phạt góc. Trong đó, Thụy Sỹ là đội hiệu quả nhất khi có tới 2 bàn thắng từ 16 quả đá phạt góc. Tỷ lệ thành công 12,5% của đội tuyển xứ sở đồng hồ có thể xem như là một hiện tượng trong bối cảnh những pha đá phạt góc dần bị lãng quên tại giải đấu năm nay.

Phạt góc từng là thứ vũ khí quan trọng giúp các đội bóng thoát khỏi tình cảnh bế tắc để đi đến thắng lợi. 12 năm trước, ĐT Hy Lạp gần như chỉ có mỗi miếng võ này để vươn tới đỉnh cao châu Âu. Tại bán kết EURO 2004, Traianos Dellas đánh đầu từ góc hẹp sau một cú đá phạt góc, giúp Hy Lạp hạ Czech trong hiệp phụ. Đến trận chung kết, tới lượt Angelos Charisteas khiến chủ nhà Bồ Đào Nha chết lặng bằng bàn thắng duy nhất, đưa đất nước của những câu chuyện thần thoại đăng quang. Thế nhưng, hiện nay những cú đá phạt góc lại đang bị lãng phí trên đất Pháp useful content.

Tại EURO 2016, trung bình cứ sau 49 cú đá phạt góc mới có được 1 bàn thắng. Nghĩa là chỉ 2% những pha đá phạt góc được chuyển hóa thành bàn thắng tại giải lần này. Tỷ lệ đó thấp hơn đáng kể so với các giải đấu ở cấp CLB thời gian gần đây. Trong đó, tỷ lệ ghi bàn thành công từ phạt góc ở Premier League mùa vừa qua là 3,4%, cao gấp 1,7 lần so với EURO 2016.

BẾ TẮC VÌ THIẾU Ý TƯỞNG

Tại sao các pha đá phạt góc đang trở nên ít nguy hiểm tại EURO 2016? Theo lý giải của Tony Cascarino – cựu tiền đạo Chelsea và hiện là cây viết bình luận trên tờ The Times – một phần nguyên nhân đến từ vấn đề chiến thuật.
“Tại một giải đấu mang tính cạnh tranh cao như EURO, các đội thường nhập cuộc với tư tưởng thận trọng. Bất cứ trận thua nào ở vòng bảng cũng kéo theo nguy cơ phải về nước sớm. Vì thế, các đội bóng thường không đem quá nhiều cầu thủ lên tham gia trong các tình huống đá phạt góc, nhằm phòng chống những đường bóng phản công từ đối phương. Vì thế áp lực lên cầu môn giảm đi trông thấy. Các pha đá phạt góc trở nên thiếu sức sống khi đội bóng phòng ngự dùng số đông để áp chế đối phương”, Cascarino nhận xét.

Ngoài ra, các trọng tài ngày càng có xu hướng bảo vệ thủ môn ở các pha tranh chấp trong vòng cấm. “Ngày nay chỉ cần bạn chạm nhẹ vào thủ môn đối phương mỗi khi nhảy lên tranh chấp trên không là đã bị thổi phạt. Chín trong mười trọng tài sẽ nổi còi khi chứng kiến bạn đưa một cánh tay chạm vào thủ môn đối phương, dù lực tác động nặng nhẹ thế nào”, Cascarino cho biết.

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, bản thân các đội bóng cũng không có sự chuẩn bị chu đáo cho các pha đá phạt góc tại EURO 2016. Do đặc thù là một giải đấu ngắn ngày, nên thời gian tập luyện của các đội tuyển cho EURO 2016 khá eo hẹp. Từ khi hội quân đến thời điểm giải đấu khởi tranh chỉ khoảng nửa tháng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, HLV phải giải quyết một công việc khổng lồ, từ đánh giá lại phong độ của những người được triệu tập, ghép nối các vị trí lại với nhau, đến tìm kiếm phương án chiến thuật dự phòng. Trong bối cảnh đó, thật khó xây dựng các phương án đá phạt góc một cách chỉn chu chi tiết. Điều này hoàn toàn khác với môi trường cấp CLB, khi HLV có cả năm trời làm việc với đội ngũ cầu thủ của mình. Đấy cũng là lý do mà hiệu quả khai thác phạt góc của Premier League mùa vừa qua cao gấp 1,7 lần so với vòng bảng EURO 2016. Tuy nhiên, tình hình sẽ được cải thiện theo thời gian. Sợi dây liên hệ của các cầu thủ tại EURO 2016 sẽ ngày càng chặt chẽ ở những vòng sau và lúc đó phạt góc có thể sẽ trở lại là thứ vũ khí nguy hiểm.