Những ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là ngày mà các bác sỹ tính là ngày bắt đầu của thai kỳ. Sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong vòng hai tuần lễ nữa.

Vì vậy, nếu bạn có dự dịnh sinh con bạn cần có sự chuẩn bị tư tưởng và sức khỏe trước khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch có con trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.

Tuần đầu tiên: Ngày thai thứ 1 – 7 (ngày 14 – 21 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành. Có thể bạn hơi khó hiểu? Nhưng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là ngày mà các bác sỹ tính là ngày bắt đầu của thai kỳ. Sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong vòng hai tuần lễ nữa. Vì vậy, nếu bạn có dự dịnh sinh con bạn cần có sự chuẩn bị tư tưởng và sức khỏe trước khi có dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên. Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch có con trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.
Thay đổi của cơ thể: Nếu bạn hy vọng mang thai trong tháng này, bạn có thể bắt đầu phải tính toán chờ tới ngày rụng trứng. Tuy nhiên, ngày này chỉ gần đúng và ngay cả các bác sỹ cũng không thể khẳng định chính xác, cũng giống như thời điểm thụ thai rất khó xác định vì bạn không thể biết chính xác khi nào thì trứng và tinh trùng “gặp nhau”.
Em bé phát triển như thế nào?

Thai nhi tuần đầu tiên
Thai nhi tuần đầu tiên

>>> day con ngoan ngoãn lễ phép

Tuần trước, sự gia tăng lượng estrogen và progesterone trong máu làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị để nuôi dưỡng trứng được thụ tinh. Lúc này, trứng trong buồng trứng cũng đang chín dần trong các túi chứa dịch, gọi là nang. Đầu tuần này (thường là ngày 14 đối với một chu kỳ 28 ngày), trứng rụng: Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và di chuyển ra khỏi buồng trứng để vào ống dẫn trứng. Trong vòng 12 đến 24 giờ tới, trứng sẽ được thụ tinh nếu một trong 250 triệu tinh trùng (lượng trung bình) bơi ngược theo âm đạo đến cổ tử cung, đi qua tử cung đến ống dẫn trứng và cắm xuyên được vào trứng. Chỉ khoảng 400 tinh trùng sống sót sau khi vượt qua cuộc hành trình đến trứng dài 10 tiếng đầy cam go, và chỉ có một chú tinh trùng chui được vào trong trứng (mất khoảng 20 phút để tìm được lối vào)

Trong 10 đến 30 phút tiếp theo, nhân của tinh trùng sẽ hoà vào nhân của trứng để kết hợp thông tin di truyền. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, em bé sẽ là con trai; nếu mang nhiễm sắc thể X, em bé sẽ là con gái. Trong suốt cuộc hành trình khoảng 3, 4 ngày từ ống dẫn trứng đến tử cung, trứng được thụ tinh (gọi là hợp tử) sẽ phân chia thành 16 tế bào giống nhau. Sau khi đến được tử cung 1, 2 ngày, nó bắt đầu làm tổ trong niêm mạc tử cung đồng thời vẫn tiếp tục phát triển và biến đổi với tốc độ đáng kinh ngạc. Lúc này em bé của bạn chỉ là một cái chấm nhỏ xíu mà các nhà khoa học gọi là túi phôi, gồm một lớp tế bào trong sẽ phát triển thành phôi thai, và một lớp tế bào ngoài sẽ phát triển thành nhau thai (một bộ phận có hình dáng như chiếc bánh crêpe cung cấp oxy, dưỡng chất cho bào thai và chuyển các chất thải ra ngoài).

Nhật ký thai kỳ – Sự phát triển của bé – Tuần đầu tiên

hoan-thanh-qua-trinh-thu-thai-2
>>> nhac cho ba bau thang thu 5

>>> nhac cho ba bau thang thu 6
Ngày đầu tiên:
Ngày này, một trong hàng trăm triệu tinh trùng đã chiến thắng trong cuộc đua thụ tinh cho trứng và hình thành tế bào đơn nhất (hợp tử) sẽ phát triển thành em bé. Màu tóc, màu da, màu mắt và các đặc điểm tính cách của bé sau này được thiết lập khi nhiễm sắc thể số 23 của mẹ kết hợp với nhiễm sắc thể số 23 của người cha.

Ngày thứ 2:
Hợp tử có sự biến chuyển phức tạp hơn đôi chút và tách thành 2 tế bào (nguyên phôi bào). Những tế bào này sẽ tiếp tục phân chia khoảng một lần mỗi 24 giờ cho đến khi tạo thành tất cả các bộ phận phức tạp của cơ thể đứa trẻ.

Ngày thứ 3:
Kích thước trứng thụ tinh không thay đổi trong ngày này nhưng phân chia thành nhiều tế bào hơn và đã bắt đầu di chuyển chầm chậm xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Trứng sẽ bám rễ và lưu lại đây trong suốt thai kỳ.

Ngày thứ 4:
Lúc này, trứng thụ tinh đã gồm khoảng 16 tế bào và đã bắt đầu tiến vào tử cung.

Ngày thứ 5:
Em bé của mẹ vẫn còn rất nhỏ để có thể thấy được bằng mắt thường, nhưng bé sẽ lớn rất nhanh thôi. Từ ngày thứ 5, trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung.

Ngày thứ 6:
Chùm tế bào mới trong tử cung sẽ phân chia thành hai phần riêng biệt trong ngày này. Phần nằm bên trong sẽ phát triển thành em bé trong khi phần bên ngoài sẽ tách ra để tạo thành hệ thống hỗ trợ cho thai nhi.

Ngày thứ 7:
Những phụ nữ dưới 35 tuổi có nhiều cơ hội thụ thai hai bé song sinh khác trứng hơn. Nếu mẹ đang mang song thai khác trứng, vào ngày thứ 7 của thai kỳ, hai túi phôi nhỏ xíu này sẽ bám vào tử cung.
Lưu ý: Mỗi đứa trẻ có một quá trình phát triển khác nhau, ngay cả thời kỳ trong bụng mẹ. Thông tin chúng tôi đưa ra chỉ để bạn có khái niệm tổng quát về sự phát triển của trẻ.