Thận rất dễ mắc bệnh, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận và gây nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Và những người mắc bệnh suy thận cần phải có chế độ ăn, uống hợp lý.

 Bệnh nhân chạy thận nhân tạo theo định kỳ

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo theo định kỳ

Mỗi một người có hai quả thận, mỗi quả nặng khoảng 150g. Thận có hình hạt đậu, dài 12cm, rộng 6cm, dày 3cm. Thận có một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ tiết niệu. Bởi vì, thận làm nhiệm vụ lọc máu để đào thải các chất độc có trong cơ thể ra ngoài theo nước tiểu. Quá trình hoạt động của thận giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong cơ thể làm rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp và đe dọa sự sống.

Nguyên nhân gây suy thận

Viêm thận có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó có hai nguyên nhân chính gây ra, đó là do viêm cầu thận cấp và tăng huyết áp kéo dài hoặc huyết áp quá cao làm cho áp lực máu quá mạnh gây phá hủy cầu thận (tăng huyết áp có cũng có thể do viêm cầu thận cấp hoặc mãn tính gây ra). Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ở đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, u, ứ nước bể thận, viêm thận- bể thận hoặc dị dạng đường tiết niệu) gây suy thận. Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận (viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A, nhiễm trùng nặng bởi các vi khuẩn có độc lực cao gây sốc nhiễm trùng và gây viêm thận cấp dẫn đến suy thận). Nếu không điều trị tốt, các bệnh này sẽ ảnh hưởng chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận. Suy thận cũng có thể do biến chứng của bệnh đái tháo đường hoặc do ăn phải một vài thực phẩm như: mật (mật cá, mật rắn…), côn trùng đốt, rắn cắn (viêm thận cấp, dẫn đến suy thận). Một số thuốc điều trị có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp (thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc và hóa chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc Đông y không rõ nguồn gốc…).

Triệu chứng của suy thận

Có thể là suy thận cấp hoặc suy thận mãn. Nếu xảy ra đột ngột thì được gọi là suy thận cấp còn diễn biến từ từ, kéo dài và lặp đi lặp lại được gọi là suy thận mãn tính.

Phù là triệu chứng bao giờ cũng có, thông thường phù mặt, mi mắt và do ứ nước trong cơ thể nên phù tay, chân, bụng. Chân phù rất rõ, nếu ấn vào mắt cá hoặc sống chân sẽ thấy da bị lõm xuống, số lượng nước tiểu ít (có thể vô niệu trong suy thận cấp). Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu. Tăng huyết áp cũng là một triệu chứng điển hình của suy thận, người bệnh có thể cảm nhận được do thường bị đau đầu. Để chẩn đoán suy thận cần làm các xét nghiệm công thức máu (đánh giá số lượng hồng cầu), xét nghiệm chức năng thận (urê, creatinin), xét nghiệm nước tiểu để xác định có hồng cầu, bạch cầu, albumin. Bên cạnh đó cũng cần xác định nguyên nhân bằng các kỹ thuật khác nhau từ cơ bản đến phương pháp hiện đại.

Hậu quả của suy thận làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, giảm sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, vô sinh, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ, thêm vào đó là giảm sút, mất sức lao động, rất tốn kém về kinh tế.

Nguyên tắc điều trị và dự phòng

Cần phát hiện sớm để chữa trị càng sớm càng tốt, nhất là phát hiện các nguyên nhân gây suy thận để điều trị và phòng tránh. Khi suy thận còn nhẹ thì cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ khám bệnh và kiêng kem đúng mức. Cần có chế độ ăn, uống hợp lý với người suy thận (đủ dinh dưỡng và năng lượng, nhưng phải vừa đủ) nên ăn ít chất đạm, muối, canxi, kali.

Khi bệnh đã nặng cần được khám và xác định của bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định bằng phương pháp lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), chạy thận nhân tạo (lọc máu) theo định kỳ hoặc ghép thận.

Nếu có bệnh về thận, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, cần điều trị tốt và khám bệnh định kỳ. Không lạm dụng các thuốc có hại cho thận. Nên ăn ít muối, ít chất béo, nhiều cá, rau, trái cây. Cần uống đủ nước, vận động cơ thể với mọi hình thức phù hợp với sức khỏe của từng người.

Xem thêm:  Hiện nay khoa học đã nghiên cứu ra thuoc vidatox – đây là thuốc chữa ung thư hiệu quả từ nọc độc bọ cạp và thuốc synacthen – thuốc chống phù não.