Giới chức quan su Mỹ gần đây đang bày tỏ lo ngại với khả năng của các tên lửa hành trình tầm xa của Nga đồng thời cho rằng nó đặt ra một mối đe dọa mới đối với Hoa Kỳ

Đô đốc William Gortney, Chỉ huy của Bộ Tư lệnh phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ và Canada (NORAD) cảnh báo: “Nga đang hướng tới mục tiêu triển khai tên lửa tầm xa, tên lửa hành trình thông thường trên cả máy bay ném bom hạng nặng, tàu ngầm và tàu chiến mặt nước làm tăng các lựa chọn trong bộ công cụ ngăn chặn linh hoạt của Kremlin gần với ngưỡng hạt nhân”.

Giới quân sự Mỹ lo ngại tên lửa hành trình tầm xa của Nga
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và tên lửa hành trình KH-55SM của Nga.

Trong phần ý kiến trước tiểu ban các lực lượng chiến lược của Hạ viện Mỹ, ông Gortney cho rằng: “Những xu hướng này tiếp tục, theo thời gian, NORAD sẽ phải đối mặt với các nguy cơ ngày càng gia tăng trong nhiệm vụ bảo vệ Bắc Mỹ và chống lại mối đe dọa của tên lửa hành trình Nga”.

Một quan chức quốc phòng cho biết tên lửa mà vị chỉ huy NORAD nói đến là KH-101 mà Nga đã phát triển như một vũ khí để tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng tại Hoa Kỳ chặng hạn mạng lưới điện. Các ý kiến cũng nêu bật những gì các quan chức và nhà phân tích quân sự nói là mối đe dọa ngày càng tăng của tên lửa hành trình tầm xa.

Tên lửa hành trình là mối đe dọa duy nhất vì nó có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ bằng cách bay thấp và ẩn sau địa hình để tránh radar. Một số tên lửa có tính năng tàng hình với radar khiến các radar hoặc máy dò hồng ngoại không thể phát hiện.

Giới quân sự Mỹ lo ngại tên lửa hành trình tầm xa của Nga
Tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ.

Ngoài ra, nó còn có thể áp đảo hệ thống phòng thủ bằng cách tấn công với nhiều tên lửa đến từ nhiều hướng khác nhau và đánh bại hệ thống phòng thủ tại các điểm yếu nhất. Nó cũng có thể bay vòng quanh các tuyến đường để tránh radar và hệ thống phòng không trước khi đánh trúng mục tiêu.

Các đánh giá của Gortney và các quan chức cấp cao khác tại buổi điều trần dấy lên lo ngại rằng khả năng ngày càng tăng của các tên lửa có thể áp đảo hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Các quan chức Mỹ cũng nhấn mạnh mối đe dọa khi gắn nó với sự hiện diện của hai máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình Tu-95 của Nga ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Canada.

Giới quân sự Mỹ lo ngại tên lửa hành trình tầm xa của Nga
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga.

Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về mối đe dọa của sự phát triển tên lửa hành trình mà ông cho rằng đang ảnh hưởng tới hệ thống phòng thủ và răn đe của Mỹ.

Ông nói: “Khái niệm về phối hợp hệ thống vũ khí tiên tiến với các hàng hóa phổ biến, chẳng hạn như tên lửa đất đối đất có thể cải trang để vận chuyển bằng container, đã làm mờ ranh giới giữa các môi trường quân sự và dân sự đồng thời làm phức tạp thêm những tính toán của chúng tôi về mối đe dọa”.

Trong khi đó, cựu chỉ huy lực lượng hạt nhân chiến lược của Lầu Năm Góc Mark Schneider cho biết các tên lửa hành trình mà Nga phát triển là KH-101. Ông này nói: “Người Nga mô tả KH-101 có tầm bắn 5000 km và là tên lửa thông thường còn phiên bản KH-102 là phiên bản hạt nhân”.

Các tên lửa KH-101 được thiết kế để phóng trên máy bay ném bom chiến lược của Nga. Đã có báo chí Nga thông báo rằng một biến thể trên biển đã được triển khai trên tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Severodvinsk của Nga.

Schneider chỉ ra: “Có một sự bất đối xứng rất lớn trong khả năng của tên lửa hành trình được phát triển ở Mỹ và Nga. Chúng tôi đã loại bỏ tên lửa hành trình từ tàu ngầm hạt nhân và kết thúc sản xuất các tàu phóng tên lửa hành trình Tomahawk thông thường. Bên cạnh đó, tầm bắn của tên lửa hành trình thông thường của chúng tôi cũng dưới 1000 km”.

Ngoài các tên lửa KH-101, báo cáo của Trung tâm tình báo Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASIC) còn cho thấy ít nhất 9 quốc gia đang phát triển tên lửa hành trình tấn công mặt đất và một số trong đó sẽ sẵn sàng xuất khẩu. Do vậy, mối đe dọa của tên lửa hành trình đối với các lực lượng Mỹ sẽ tăng lên trong thập kỷ tới.

Theo NASIC, Nga đang có loại tên lửa hành trình club-K được đặt trong một bệ phóng trông giống như một container vận chuyển tiêu chuẩn. Nó cũng có thể được phóng từ tàu chở hàng, xe lửa hoặc xe tải thương mại.

Trung Quốc cũng có một tên lửa hành trình tầm xa mới gọi là DH-10. Ngoài ra còn Iran với tên lửa hành trình đối đất Meshkat với tầm bắn đạt 1.242 dặm (gần 2000 km).

Nguồn tin an ninh hình sự phap luat , quân sự tại tin tuc