Trong bóng cái đẹp và danh hiệu không phải lúc nào cũng song hành với nhau, đôi khi sự thực dụng và một chút tiểu xảo sẽ dẫn đội bóng của bạn đến chiến thắng.

Sự thực dụng lên ngôi

Chính vì sự khác nhau cơ bản đó mà kết quả thu được của hai nền bóng đá đó cũng rất khác nhau, khi đội tuyển Ý với các nghệ sĩ phòng ngự như Nesta, Maldini hay Canavaro đã có 4 lần bước lên đỉnh thế giới và 1 lần vô địch châu Âu thì Hà Lan với thế hệ xuất chúng của mình chỉ có thể một lần giương cao chức vô địch châu Âu vào năm 1988, đội tuyển Hà Lan cũng là minh chứng rõ nhất cho việc không phải cứ đá đẹp là có danh hiệu. Chính vì sự khác nhau về kết quả đó mà sau này nhiều HLV chọn cho đội bóng của mình lối tư duy bóng đá thực dụng, lấy phòng ngự là đòn bẩy của đội bóng.
Bao bong da – Trong suốt chiều dài của lịch sử bóng đá, đã xuất hiện nhiều trường phái bóng đá khác nhau, cùng với đó là các sơ đồ muôn hình vạn trạng. Nhưng có lẽ chỉ có hai trường phái bóng đá làm nền tảng cho mọi chiến thuật sau này, đó là lối đá tổng lực của người Hà Lan và chiến thuật thiên về phòng ngự Catenaccio của người Ý. Đây là hai trường phái bóng đá có thiên hướng đối nghịch nhau, trong khi bóng đá của người Hà Lan tôn vinh cái đẹp , là thứ bóng đá tận hiến phục vụ khán giả thì bóng đá của người Ý phần nào trọng hơn về kết quả và sự vũng chãi của hàng phòng ngự làm nền tảng cho đội bóng.
Bóng đá, cuộc đấu tâm lý của những nghệ sĩ sân cỏ
Một trong những HLV sau này áp dụng triệt để lối tư duy ấy là Mourinho, một HLV luôn đề cao kết quả của trận đấu, kéo trận đấu đi theo ý mình, đôi khi khiến cuộc đua vô địch trở nên nhàm chán khi có quá nhiều chiến thắng với cách biệt một bàn. Nhưng cũng nhờ phong cách huấn luyện ấy mà mọi đội bóng ông dẫn dắt đều giành những danh hiệu, từ Porto, Chelsea đến Inter. Đỉnh cao trong sự nghiệp của vị HLV này có lẽ là cú ăn ba cùng Inter với lối bóng đá thực dụng đến “tàn nhẫn”. Cũng chính lối tư duy thực dụng ngày càng nở rộ hiện nay khiến các cầu thủ phải nghĩ khác hơn, không phải cứ có chuyên môn tốt là sẽ được chọn như nhiều bài trên tin chuyen nhuong đã nói.Cuộc chiến tâm lý của các cầu thủ

Tâm lý, kinh nghiệm là những thứ chỉ có thể xuất hiện qua thời gian, không phải cầu thủ trẻ nào cũng đạt được điều đó sau một vài trận đấu đỉnh cao được. Arsenal có lẽ là minh chứng rõ nhất cho vấn đề này, họ có một dàn cẩu thủ trẻ trung, đầy khát khao và năng lượng cống hiến, nhưng họ luôn cháy hết những gì mình có ở đầu mùa giải và hụt hơi ở những thời khắc quan trọng. Các cầu thủ trẻ có quá ít kinh nghiệm để xử lý các tình huống mà không có trong bất kì giáo trình bóng đá nào.
Mourinho lên ngôi cùng Inter với lối đá Catenaccio đặc trưng Italia
Suy cho cùng dù mọi yếu tố chiến thuật có hay đến đâu thì yếu tố con người luôn tối quan trọng, sự thể hiện của các cầu thủ trên sân là đánh giá rõ ràng nhất chiến thuật của các HLV. Ngoài ra, báo bong da so cũng tìm hiều về các cầu thủ ngày nay ngoài vấn đề về chuyên môn như kĩ thuật cá nhân hay tư duy chiến thuật, thì yếu tố tâm lý, sự lì lợm hay một chút tiểu xảo là cần để làm nên sự khác biệt ở các trận đấu.
Điển hình cho sự non nớt của các cầu thủ trẻ trước các tiểu xảo của cầu thủ đội bạn là tình huống trung vệ Paulista và Costa (Chelsea), trong một trận đấu quan trọng, đối đầu với cầu thủ có nhiều kinh nghiệm trận mạc như Diego Costa mà trung vệ trẻ người Brazil lại thể hiện sự nóng nảy không đáng có để rồi bị đuổi khỏi sân sau pha đánh nguội khiến đội nhà gặp bất lợi và nhận thất bại chung cuộc.

"Chú ý: Thông tin được đưa ra trong nội dung này có thể thay đổi theo thời gian và chỉ mang tính tham khảo. Mong rằng bạn sẽ sử dụng thông tin này như một công cụ để bổ sung kiến thức và khám phá sâu hơn về lĩnh vực thể thao - bóng đá mà bạn quan tâm."