Những món ăn như cua, ốc, trai, hến, ngao được nhiều bà nội trợ ưa chuộng trong mùa hè.

Tuy nhiên, nếu không được chế biến đúng cách, những món ăn này lại chính là ‘thủ phạm’ gây ngộ độc thực phẩm.

Ngao nướng

Ngao là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong thịt ngao có chứa protit, gluxit, lipit, nhiều vitamin. Ngao có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Ngao hấp, cháo ngao, ngao nướng….đặc biệt là món canh ngao nấu chua rất được ưa thích trong mùa hè.

canh-giac-ngo-doc-thuc-pham-tu-nhung-mon-an-mua-he-bb-baaacmrFah
Ảnh minh họa: Tin tuc – internet

Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, ngao nướng không đảm bảo vệ sinh. Đây là một món ăn thơm ngon nhưng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngao thường sống ở các cửa biển, bờ biển, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do nguồn nước ô nhiễm. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là thủ phạm chính gây ngộ độc khi ngao không được chế biến cẩn thận.

Theo các chuyên gia, ngao hấp hoặc canh ngao nấu chua là giải pháp an toàn. Bạn cũng nên rửa sạch ngao thật kỹ trước khi chế biến.

Canh cua

Cua đồng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, canh cua đồng nấu mùng tơi có tác dụng thanh nhiệt cơ thể trong mùa hè. Tuy nhiên, sơ chế cua không đúng cách có thể dẫn tới ngộ độc. Các bà nội trợ phải đặc biệt lưu ý:

Tuyệt đối không mua cua đã sơ chế sẵn, trong trường hợp này, bạn có thể sẽ mua phải cua đã hết hoặc không đảm bảo vệ sinh. Khi cua đã chết lâu, trong cơ thể cua có nhiều thành phần hóa học mang tên histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa.

Ảnh minh họa

Không bảo quản canh cua quá lâu, sau khi nấu, chúng ta nên dùng luôn. Bảo quản canh cua sử dụng cho nhiều bữa có thể khiến cua bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc.

Không ăn cua khi chưa nấu chín, không ăn kèm với quả hồng. Chất Tannin trong quả hồng khi phản ứng với protein trong thịt cua sẽ dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy…

Sứa biển

Sứa là một món ăn kén người thưởng thức không phải ai cũng ăn được. Sứa biển nếu chế biến sai cách có thể gây ngộ độc. Khi ăn sứa không đảm bảo, độc tố sẽ xâm nhập cơ thể, nhẹ có thể gây dị ứng da, nặng hơn có thể dẫn tới đau đầu, tức ngực, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn. Trong trường hợp khẩn cấp, cần đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay lập tức.

Để đảm bảo sức khỏe trong mùa hè, chúng ta cần lưu ý các bước sơ chế sứa như sau: Không sử dụng sứa tươi làm gỏi sống, sứa cần được ngâm qua 3 lần nước muối và phèn để loại bỏ độc tố. Khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt, lúc đó mới có thể sử dụng để làm món ăn.

Canh hến

Trong hến có chứa protid, chất sắt, đồng, vitamin B12, acid omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch. Với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, canh hến trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình trong mùa hè.

Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, bạn có thể biến món ăn bổ dưỡng này thành thuốc độc. Bạn cần ngâm hến trong nước sạch một khoảng thời gian dài trước khi chế biến, chú ý bóp hết phân hến trước khi nấu canh.

Khi mua hến, bạn cần cân nhắc về nguồn gốc xuất xứ, hến được nuôi ở một môi trường đảm bảo sẽ giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Khi ăn trai hến bị nhiễm kim loại có thể dẫn tới những tổn thương hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn là gây khuyết tật thai nhi đối với những bà mẹ mang thai.
Đặc biệt, những người mắc bệnh gout tuyệt đối không nên ăn món canh này, bởi trong trai, hến có chứa hàm lượng purine cao, purine khiến lượng acid uric trong máu tăng nhanh – nguyên nhân chính gây bệnh gout.

Nguồn: Sức khỏe/Ngoi sao