Ông lão cầm xấp vé so xo đi năn nỉ mọi người mua giúp. Đến chiều, ông đạp xe trên bờ kênh hô to “bà con trúng số độc đắc rồi”. Mọi người ào ra đường bàn tán xôn xao.

Một chiều muộn cách đây 2 năm, cầm xấp vé số trên tay, ông lão năn nỉ từng người mua giúp. Sau một lúc, 70 tờ vé số được bán rải đều cả xã Tân Phú, huyện Châu Thành, An Giang. Không ai ngờ, xấp vé số đó có đến 7 tờ trúng độc đắc, còn lại là giải an ủi.

Anh Nguyễn Thành Phước – Phó Trưởng ấp Tân Lợi, xã Tân Phú – cho biết: “Xóm này có tới 3 người trúng giải xo so mien nam độc đắc và nhiều người trúng an ủi. Điều đáng mừng, những người trúng số đều sử dụng đồng tiền hiệu quả, sinh lợi. Những người có của sẵn thì mua thêm đất, người nghèo khó cũng đầu tư làm ăn”.

Bi hài chuyện cả làng trúng số độc đắc - Ảnh 1

Vợ chồng anh Hồ Văn Bạch và 2 con trai.

Từ ngày trúng độc đắc, cuộc sống của gia đình anh Hồ Văn Bạch (29 tuổi, ngụ ấp Tân Lợi) lúc nào cũng rộn tiếng cười. Anh Bạch kể quê ở Chợ Mới, nhà đông anh em nên tuổi thơ rất vất vả. Lớn lên thì tứ tán mưu sinh, chỉ có dịp lễ Tết mới được sum vầy.

Hai bàn tay trắng, anh theo bạn bè dạt đến Châu Thành làm mướn kiếm sống. Anh nên duyên với chị Hồ Thị Hạnh (ngụ ấp Tân Lộc, xã Tân Phú), rồi lần lượt 2 cậu con trai ra đời. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ thiếu trước hụt sau.

Ngày 10/8/2012, không có người thuê làm nên anh nằm trên võng thở dài. Trong đầu mãi lo lắng chuyện mưu sinh thì giật mình khi ông lão bước tới mời mua vé số. Nghe cụ già van nài anh thương tình mua giúp 1 vé.

Đến chiều đài Vĩnh Long mở thưởng, ông lão đạp xe chạy ven kênh Cầu Đúc hô to: “Bà con trúng số độc đắc rồi!”. Nhiều người nghe vậy thì chạy ra đường bàn tán xôn xao.

Không ai ngờ lốc vé số 70 tờ thì có đến 7 tờ trúng độc đắc xo so binh duong, còn lại trúng an ủi. Người dân ở Tân Phú chưa bao giờ vui đến thế.

Bi hài chuyện cả làng trúng số độc đắc - Ảnh 2

Anh Bạch dùng tất cả tiền trúng vé số mua đất để canh tác.

Không phung phí tiền “trời cho”

Nhiều người trúng độc đắc, sở hữu số tiền lớn trong tay, tiêu xài phung phí rồi cũng khánh kiệt, cái nghèo vẫn tiếp tục đeo bám. Ý thức được chuyện đó, sau phút hoan hỉ những người nông dân ở Tân Phú nhanh chóng quay lại cuộc sống thường nhật. Nhiều gia đình sử dụng số tiền “trời cho” mua đất, tạo ra của cải nuôi sống gia đình.

Anh Bạch hồ hởi: “Trúng số rồi, vợ chồng tôi vừa sung sướng nhưng cũng rất hồi hộp. Hồi hộp là vì chưa bao giờ cầm tiền triệu chứ đừng nói đến tiền tỷ”. Vợ chồng anh bàn tính mua đất làm ruộng. Sau khi nộp thuế, trả nợ, mua gạo chia lộc cho bà con nghèo trong xã,… anh Bạch còn 1 tỷ đồng.

Vì diện tích đất 16.500m2 có giá trị đến 1,1 tỷ đồng nên vợ chồng anh phải vay ngân hàng thêm 100 triệu đồng nữa mới đủ tiền mua. Nhờ quyết định đúng đắn đó, từ thân phận đi làm thuê, nay 2 người có đất để làm ruộng, sống khỏe với nghề nông.

Không chỉ vợ chồng anh Bạch, cuộc sống gia đình ông Nguyễn Văn Ngô cũng khấm khá hơn rất nhiều từ ngày trúng độc đắc. Có được 1,5 tỷ, vợ chồng ông Ngô mang trả nợ ngân hàng, sửa lại mái nhà dột và mua 8 công đất ruộng, số dư đem gửi ngân hàng lấy lãi.

Bi hài chuyện cả làng trúng số độc đắc - Ảnh 3

Từ ngày trúng số, cuộc sống vợ chồng ông Ngô và bà Mến đỡ vất vả hơn.

Anh Nguyễn Văn Cọp (con trai ông Ngô) nói: “Tiền trúng số là của “trời” cho, mình phải biết cách sử dụng nếu không sẽ dễ bị “bốc hơi”. Bởi vậy, nhà tôi mua đất làm nền tảng, vừa tạo kế sinh nhai vừa có cái để dành cho con cháu sau này”.

“Có nhiều người trúng vé số, có tiền tỷ trong tay nhưng vài năm sau vẫn sống trong cảnh nghèo đói, rồi mang theo cái thói ăn chơi sa đọa. Khi sa cơ, không còn ruộng nữa, họ chẳng biết làm gì sinh nhai. Đó là bi kịch của người thiếu suy nghĩ”, anh Bạch nói.