Ngày 19/3, lãnh đạo bệnh viên Kiến An – Hải Phòng xác nhận, các bác sĩ vừa phẫu thuật ngay tại giường bệnh, cứu sống một sản phụ mang thai ngoài tử cung.

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 14/3, khi đang ăn cơm tối, chị Vũ Thị Thủy (31 tuổi, ở xã Quốc Tuấn, An Dương, Hải Phòng) thấy đau bụng. Tưởng vợ đau bụng do ăn uống, chồng chị lấy dầu gió xoa.

Tuy nhiên, cơn đau ngày càng dữ dội. Chị Thủy được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hồng Đức, Kiến An, Hải Phòng.

Bệnh nhân được mổ tại giường, thoát chết trong gang tấc
Bệnh nhân Thủy đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện Kiến An. Ảnh: Thùy Linh.

Tại bệnh viện Hồng Đức, bệnh nhân được siêu âm ổ bụng. “Họ nói em có dịch bên trong nhưng không vấn đề gì. Họ truyền cho em 3 chai dịch, càng truyền em càng xỉu đi. Em bị nôn và đi ngoài”, nữ bệnh nhân kể.

Ba giờ sau khi nhập viện, truyền dịch, bệnh nhân diễn biến nguy kịch. Da xanh nhợt, mạch và huyết áp gần như không đo được. Lúc này Bệnh viện đa khoa Hồng Đức điện thoại yêu cầu hỗ từ tuyến trên là Bệnh viện Kiến An – Hải Phòng.

Bác sỹ Hoàng Thị Hiền – Trưởng khoa sản bệnh viện Kiến An – cùng ê-kíp mổ đã trực tiếp xuống giường bệnh cấp cứu bệnh nhân. Hội chẩn nhanh, ê-kíp phát hiện bệnh nhân mang thai ngoài tử cung, vỡ thể ngập máu ổ bụng.

Lúc này mạch, huyết áp của bệnh nhân đã không đo được. Nếu di chuyển đến phòng mổ cũng không thể kịp.

“Chúng tôi đã phải mổ ngay tại giường bệnh của Bệnh viện Hồng Đức. Sau khi mở ổ bụng, khối lượng máu lớn khoảng 3 lít được phát hiện đã chảy ngập ổ bụng do khối vỡ. Bệnh nhân được bù 3 lít máu và dịch tích cực, cầm máu… Quả thực, chỉ cần chậm trễ vài phút nữa, có thể không cứu được bệnh nhân” – bác sỹ Hiền thông tin.

Sau mổ, bệnh nhân Thủy được chuyển về phòng hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Kiến オンライン カジノ An để tiếp tục điều trị. Hiện, bệnh nhân đang dần hồi phục, tiếp xúc tốt.

Chị Thủy đã trải qua hai lần sinh nở và lần mang thai này, chị không hề hay biết. Thấy có dấu hiệu chảy máu, chị vẫn nghĩ rằng đó là do kinh nguyệt không đều nên không đi khám. Hằng ngày, người phụ nữ này vẫn cùng chồng phụ vữa cho các công trình.

Trả lời câu hỏi về chuyên môn, bác sỹ Chu Khắc Tíu – Phó giám đốc phụ trách chuyên môn của bệnh viện Hồng Đức – cho biết, khi nhập viện, bệnh nhân được siêu âm và làm các xét nghiệm. Thấy có dịch trong bụng và thấy bệnh nhân đi ngoài nên chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa và việc truyền dịch là đúng phác đồ.

Một lãnh đạo bệnh viện Kiến An thì lại cho rằng, tuyến dưới cần rút kinh nghiệm về chuyên môn. Bởi thực tế, chỉ cần chậm vài phút, bệnh nhân Thủy có thể khó được cứu sống.

Cập nhật tin tuc an ninh hinh sự,xã hội,  phap luat, thế giới, quan su  tại tintuc.vn