Các bệnh có thể gặp khi mang thai tháng thứ 7

Tháng này, bạn sẽ phải khám thai 2 tuần một lần và thăm khám tương tự như các tháng trước với các chỉ số: cân nặng, huyết áp, nước tiểu, nhịp tim nhi, chiều cao của tử cung, kích thước và hình dạng của tử cung, kích thước và vị trí của thai nhi.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thăm khám xem bạn có bị sưng mắt cá chân và bàn chân hay không. Đặc biệt nếu kèm theo triệu chứng đau đầu, thay đổi thị giác hoặc đau bụng, rất có thể bạn đã bị tăng huyết áp.
Nếu nhóm máu của bạn là Rh-, hãy nói với bác sĩ để được tiêm Rhogam trong tháng này nhằm ngăn ngừa biến chứng.

Dinh duong cho ba bau khi mang là mối quan tâm hàng đầu
Mối quan tâm của bà bầu khi mang thai tháng thứ 7 là gì?

Chảy máu
Chảy máu sau tuần thứ 28 của thai kỳ là trường hợp rất khẩn cấp. Chảy máu có thể rất nhẹ hoặc rất nặng và đi kèm với triệu chứng đau bụng dữ dội. Nguyên nhân có thể do nhau tiền đạo, nhau bong non, hoặc vỡ tử cung cuối thai kỳ. Tất cả những dấu hiệu này đều rất nguy hiểm nếu không được điều trị ngay.
Nếu siêu âm thai ở tuần 16-20, bạn sẽ sớm được dự báo về trường hợp nhau tiền đạo và có biện pháp xử lý kịp thời.
Chuyển dạ sớm
Bạn nên nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ sớm để nhờ sự giúp đỡ khi cần:
Xuất hiện khoảng 5 cơn co thắt tử cung trong 1 tiếng
Xuất huyết hoặc chảy dịch màu hồng ở âm đạo
Tay hoặc mặt sưng
Đau khi đi tiểu
Đau nhói hoặc đau kéo dài trong dạ dày
Nôn cấp tính hoặc liên tục
Bụng sa thấp và đau lưng âm ỉ
Áp lực vùng chậu dữ dội
Thay đổi cảm xúc và trầm cảm trong 3 tháng cuối
Chăm sóc bà bầu mang thai tháng thứ 7
Khi bước sang tháng thứ 7, bạn có thể rất vui sướng nhưng kèm theo đó là những lo lắng nhất là khi bạn đang mang thai lần đầu. Nếu bạn đã từng có con và chịu nhiều biến chứng trước đó, những lo lắng sẽ tiếp tục làm bạn mất ăn mất ngủ. Tuy nhiên, càng sợ hãi và lo lắng, bạn sẽ càng đẩy mình vào khó khăn. Vì thế, hãy tìm cách thư giãn như đi dạo cùng chồng, tìm môn thể thao nhẹ nhàng để luyện tập hoặc xem phim…
Những thực phẩm không nên ăn khi đang mang bầu tháng thứ 7

XEm thêm: Cách cho con bú không bị sặc sữa
Đồ ăn mặn

Để giảm thiểu tối đa hiện tượng phù nề những tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là khi đang mang bầu tháng thứ 7, các mẹ có thể tăng cường uống nhiều nước và hạn chế hấp thụ natri vào cơ thể, tránh xa các đồ ăn chứa nhiều muối như dưa chua, đồ muối đóng hộp…

Đồ ăn cay nóng

Như đã nói ở trên, mang thai tháng thứ 7 có hiện tượng táo bón quay trở lại kèm theo những dấu hiệu sưng, ngứa ở vùng hậu môn vì thế bạn nên tránh xa những đồ ăn cay, nóng.

Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh rất dễ gây chướng bụng, khó tiêu, nhất là những đồ chế biến tại các hàng quán như: xúc xích, nem chua, chả cá chiên, bò viên… thường dùng dầu ăn thừa để chiên lại nhiều lần, không hề tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Các chất kích thích như café, bia, rượu…

Những chất này không chỉ kiêng với mẹ bầu mang thai thai tháng thứ 7 mà còn phải kiêng trong suốt thời gian thai kỳ. Nếu bà bầu sử dụng quá nhiều những chất kích thích này trong thời gian mang bầu thì sẽ có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai hoặc không thì sẽ gây ra những dị tật bẩm sinh cho bé.
Những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7 khác

Bạn nên kiêng “yêu” nếu như bạn thấy có những dấu hiệu sau: ra máu hoặc chất dịch màu hồng ở cửa mình, khi đã có cơn co dạ con, hoặc khi đã ra nước ối. Bất cứ khi nào bạn thấy khó chịu, không có hứng thú thì không nên quan hệ. Bởi vì bạn có thể “yêu” bù vào lúc khác hợp lý hơn.

Xoa bụng hoặc nặn sữa: Xoa bụng kích thích tử cung gò, dễ gây sảy thai. Bạn có thể đặt tay lên bụng và ve vuốt bé một chút, nhưng đừng xoa bụng thường xuyên. Nặn sữa, xoa ngực cũng kích thích cơn gò tử cung, khiến em bé khó chịu dễ sinh non.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7 khác còn là tránh đi đám cưới, đám ma, bà bầu đi thăm bà đẻ, chụp hình, hay nói tên dự đặt cho bé…Vì theo họ, làm như vậy thai nhi khi sinh ra sẽ bị “vô duyên” hay các bé rủ nhau ra đời dễ sinh non hay mắc xui…