Ung thư vòm họng là bệnh đứng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ.

Vòm họng là nơi cao nhất của họng, nó giúp tạo ra âm thanh và hơi thở. Ung thư vòm họng là sảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô trong vòm họng, khu vực từ phía sau mũi tới phần trên của họng. Vì những điều đặc biệt của nó mà ung thư vòm họng được sếp vào một dạng ung thư riêng biệt với các ung thư khác ở cổ và đầu. Sau đây hãy tìm hiểu một số nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng để biết cách phòng tránh và chữa trị bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng

Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh, nhưng việc nhiễm vi-rút Epstein Barr được xem là có liên quan đến sự phát triển của ung thư vòm họng. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng bao gồm ăn quá nhiều cá muối từ khi còn nhỏ, ăn nhiều thực phẩm bảo quản hoặc lên men và hút thuốc lá. Ngoài ra,còn có một yếu tố mang tính di truyền trong gia đình, những người thân thiết mức độ một với các bệnh nhân ung thư sẽ có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn so với những không có quan hệ gần gũi. Cùng tìm hiểu rõ các nguyên nhân sau:

1.  Virut:

Qua nhiều nghiên cứu thấy bệnh này có liên quan đến virút Epstein – Barr . Kháng thể chống virút Epstein – Barr cao ở các bệnh nhân ung thư vòm họng loại biểu mô không biệt hoá.

2. . Bẩm tố di truyền

Trong nhiều trường hợp ung thư vòm họng  được phát hiện trong một gia đình. Tỉ lệ tăng cao của kháng nguyên HL – A2 ở vị trí thứ nhất và sự thiếu hụt ở vị trí thứ hai của kháng nguyên BW46 hình như tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện UTVH. Có thể di truyền từ ba mẹ.

3.  Môi trường

Môi trường độc hại, ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại cũng tác động mạnh vào bệnh này.  Tổn thương chức năng tế bào lympho T kèm theo nhiễm EBV mạn tính là hai yếu tố nguy cơ cao đã được xác định.

4. Thức ăn và cách chế biến.

Thức ăn chế biến qua các khâu lên men như rượu, bia, cá muối, dưa khú, nước mắm có chứa nhiều chất Nitrosamin có liên quan đến một số loại ung thư của đường tiêu hoá, ung thư vòm họng.

5. Tuổi và giới

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thấp nhất là 5 và cao nhất là 85, tuy nhiên lứa tuổi hay gặp nhất từ 30 – 55 chiếm tỉ lệ 70%.

Giới: Bệnh gặp ở cả hai giới, tuy nhiên tỉ lệ nam/nữ = 2,5/1.

Triệu chứng ung thư vòm họng

1. Triệu chứng ban đầu thường thấy

Đau đầu thường âm ỉ, lan toả

ù tai: Thường ù tai một bên như tiếng xay thóc hoặc ve kêu, xu hướng ngày càng tăng. Ngạt mũi, xỉ mũi ra máu, hoặc chảy máu cam.

2. Triệu chứng thấy muộn hơn

Các triệu chứng nhức đầu, ù tai, ngạt mũi rất dễ lầm lẫn với cảm cúm, các bệnh nội khoa về thần kinh mạch máu. Tuy nhiên các triệu chứng sớm của UTVH thường ở một bên ngày càng tăng nặng. Các phương pháp điều trị nội khoa không có kết quả.

  •  Đau đầu: Thường khu trú có những cơn dữ dội.
  • ù tai: ù tai liên tục, giảm thính lực dần, một số trường hợp bị điếc.
  • Ngạt mũi: Ngạt mũi liên tục và kèm theo chảy mủ lẫn máu lờ lờ như máu cá.
  • Nổi hạch cổ:Nhóm hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện, sau đó có thể xuất hiện thêm nhiều hạch ở một hoặc cả hai bên cổ. Hạch to dần phá vỡ vỏ bọc gây lở loét sùi ra da, lúc này bệnh nhân mới thấy đau.
  • Liệt dây thần kinh sọ não: Thường gặp các dấu hiệu lác mắt, nhìn đôi, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc vv…

Điều trị ung thư vòm họng

1. Hóa trị và xạ trị

Đối với các bệnh nhân bị ung thư vòm họng không di căn thì  phương pháp điều trị chủ yếu là xạ trị.
Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị chỉ tác động đến các tế bào trong khu vực được điều trị. Đối với ung thư vòm hầu, các khu vực được điều trị bao gồm không gian phía sau mũi cũng như hai bên cổ. Hiện nay, các kỹ thuật xạ trị mới hơn như phương pháp xạ trị dưới sự hướng dẫn hình ảnh  có thể đưa các bức xạ đến khu vực dự định một cách chính xác hơn, giúp kiểm soát khối bướu tốt hơn và ít tác dụng phụ.
Với bệnh nhân mắc ung thư vòm hầu ở giai đoạn đầu có thể áp dụng xạ trị đơn thuần.
Đối với các bệnh nhân ở ung thư muộn và hoặc giai đoạn hạch muộn (các hạch lớn, xuất hiện các hạch cổ hai bên hoặc các hạch lan rộng đến nền cổ), sẽ được áp dụng hóa trị cùng với xạ trị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

2. Phẫu thuật
Vai trò của phẫu thuật trong điều trị ung thư vòm hầu rất giới hạn. Phẫu thuật chỉ có thể xem xét áp dụng ở những bệnh nhân có khối bướu tái phát trong vùng mũi sau. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể tiến hành phẫu thuật ở cổ đối với các bệnh nhân vẫn còn sự hiện diện của hạch dù đã trải qua xạ trị, hoặc ở những bệnh nhân tái phát chỉ duy nhất ở hạch cổ.

Các bạn cần tuân thủ Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vòm họng. không nên ăn những đồ ăn chứa nhiêu chất kích thích, gia vị. Không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia quá nhiều.

3. Dùng thuốc 

Thuốc velbe 10mg là thuốc tiêm tĩnh mạch được chỉ định điều trị các loại ung thư lympho, cũng như một số khối u rắn,…