Bệnh tim bẩm sinh là dị tật của buồng tim, van tim, vách tim các mạch máu lơn, xảy ra trong bào thai. Tần suất 8/1.000

ra đời còn sống.

 benh tim bam sinh

Môi trường sống tác động rất nhiều lên việc hình thành bệnh tim bẩm sinh. Bệnh có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại ảnh hưởng lên người mẹ trong quá trình mang thai như: tia phóng xạ, hóa chất vi khuẩn, siêu vi khuẩn, bệnh chuyên hóa… Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn có thể bị tác động bởi yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể.

Bệnh chia thành hai nhóm: khôm tím (trẻ không bị tím da niêm) và có tím (trẻ bị tím da niêm). Các bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp nhất là thông liên nhất (30,5%), thông liên nhĩ(9,8%), còn ống động mạch(9,7%),… Bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất là từ chứng Fallot(5,8%)… Một số dị tậut hay đi kèm bệnh này là hội chứng down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ…

Xem thêm:  Hiện nay khoa học đã nghiên cứu ra thuoc vidatox – đây là thuốc chữa ung thư hiệu quả từ nọc độc bọ cạp và thuốc synacthen – thuốc chống phù não.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh

Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám: trẻ hay ho, khò khè  tái đi tái lại, thở khác thường(thở nhanh, lông ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi; trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn, khi bú…; trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân.

Cách điều trị tuỳ mức độ dị tật

Có khoảng 1/100 trẻ sinh ra mắc dị tật tim bẩm sinh. May mắn là khoảng 1/3 số dị tật nhẹ, không cần điều trị. Có một số dị tật vách tim xuất hiện khi trẻ sinh ra nhưng sẽ mất đi sau đó, như là thông liên nhĩ, thông liên thất kích thước nhỏ có khuynh hướng dễ đóng lại và thường đóng lại trong hai năm đầu của trẻ. Với những trường hợp trên, cha mẹ cần cho trẻ tái khám theo đúng lịch hẹn để được theo dõi tổn thương, can thiệp kịp thời khi cần thiết.

chua tri benh tim bam sinh cho tre

 

bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dân xuất hiện khi trẻ lớn lên. Bệnh diễn tiến có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái đi tái lại, suy tim, tử vòng… Với các dị tật này, điều trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương.

Hiện nay, ngành phẫu thuật tim rất phát triển phần lớn các bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh có tổn thương phức tạp, không thể sửa chữa hoàn toàn, cũng có thể điều trị phẫu thuật nhằm cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trẻ cần được chăm sóc chu đáo

Mặc dù nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sinh hoạt, học tập không khác trẻ bình tường, nhưng nhìn chung, tất cả trẻ mắc bệnh này cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có sức khỏe tốt. Cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành y điều trị trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy cần lưu ý:

Chăm sóc trẻ chu đáo, giữ trẻ ấm, vệ sinh, cho ăn uống điều độ, đủ chất, không cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức và làm những việc nặng nhọc. Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh nhiễm trùng.

Cần uống kháng sinh khi làm thủ thuật hoạc điều trị răng đề phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Cho trẻ tái khám đúng hẹn và tuân theo điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã đượng phẫu thuật , bởi sau phẫu thuật, một số bệnh tim bẩm sinh vẫn cần được theo dõi và khi lớn lên, trẻ gặp một số vấn đề sức khỏe

Theo BS.CK1 Ngô Bảo Khoa