Tại ty le bong da vòng 1 giải vô địch quốc gia V-league 2016, trên sân nhà CLB Sông Lam Nghệ An (SLNA) tiếp đón các cầu thủ Hải Phòng và nhận thất bại 0-2 ngay trong trận ra quân. Thất bại của SLNA không làm bất ngờ giới chuyên môn cũng như nhiều người hâm mộ bóng đá trong nước, nó là kết quả tất yếu của một đội bóng đang tồn tại nhiều vấn đề khó khăn chưa thể giải quyết.

Sông Lam Nghệ An: Vì đâu nên nỗi
Hoàng Thịnh, một trong những trụ cột rời SLNA.
Nghệ An luôn tự hào là cái nôi đào tạo cầu thủ của bóng đá cả nước, là nơi sản sinh ra rất nhiều các tài năng cống hiến cho đội tuyển quốc gia suốt nhiều thế hệ. Kể từ khi bóng đá lên chuyên nghiệp, giai đoạn nào cũng vậy SLNA luôn được đánh giá là đội bóng chiếu trên. Vậy thì vì lẽ gì ở mùa giải năm nay nhận định về một thất bại cho SLNA trước Hải Phòng được báo trước ngay từ khi bóng chưa lăn? Quả thật điều gì cũng đều có nguyên nhân của nó.Chảy máu tài năng

Theo quy định lich thi dau bong da của VFF, mỗi đội bóng phải chứng minh tài chính đủ mức 35 tỉ đồng/mùa mới được phép tham gia giải đấu cao nhất Việt Nam, từ năm 2013 đến nay, ngân hàng Bắc Á (nhà tài trợ chính cho CLB bóng đá Sông Lam Nghệ An) thắt chặt thu chi và chỉ còn rót cho SLNA 30 tỉ đồng/năm. Để đủ điều kiện này đội bóng xứ Nghệ phải làm đủ mọi cách để có thêm 5 tỉ từ các nguồn tài trợ khác hay từ bán vé, quảng cáo… Ông, bà  xưa đã có câu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, khi tiềm lực kinh tế không còn dư dả thì việc sau mỗi mùa giải đội bóng phải bán đi hàng loạt trụ cột của mình là điều không thể tránh khỏi. Kết thúc mùa giải 2015 rất nhiều cái tên trong đội hình chính thức của SLNA như Hoàng Thinh, Quang Tình, Đình Đồng hay Thế Cường… nói lời chia tay đội bóng đi tìm bến đỗ mới. Thử tưởng tượng du doan bong da một đội bóng có đến nửa số cầu thủ chính thức ra đi thì dù có mang về cùng số lượng ấy với tài năng tương đương thì việc hòa nhập làm quen với lối chơi chung đã khó, đằng này SLNA lựa chọn phương án đúng kiểu “nhà nghèo” và tương đối truyền thống là đôn các cầu thủ trẻ lên thay thế thì việc nhận thất bại ở trận đấu đầu tiên với Hải Phòng là kết quả có thể đoán trước.

Niềm tin người hâm mộ

Người hâm mộ bóng đá xứ Nghệ cuồng nhiệt và yêu bóng đá như thế nào thì trên đất nước Việt Nam này thì ai cũng biết. Dù SLNA thi đấu sân nhà hay sân khách, trên các khán đài luôn tràn ngập sắc vàng (màu áo truyền thống SLNA). Suốt 90 phút các cầu thủ thi đấu trên sân cũng là 90 phút các CĐV SLNA “mở hội”. Nói không quá, sức mạnh của đội bóng SLNA suốt bao năm quá có một nửa nằm ở CĐV trên khán đài. Cổ động viên SLNA yêu bóng đá là thế, và yêu nhiều hơn đội bóng con cưng của họ. Với tình yêu lớn dành cho đội bóng, những CĐV xứ Nghệ có thể hy sinh rất nhiều, có thể đội nắng, mưa, lặn lội đường xa chỉ để theo chân đội bóng. Nhưng cũng với tình yêu lớn đó họ cũng sẽ rất dễ tổn thương, dễ cảm thấy bị phản bội khi đội bóng có những trận đấu mà theo những người yêu bóng đá nhận xét là “có mùi”. Cuối mùa giải V-league 2015, ketquabongda sau khi SLNA có số điểm an toàn thì họ bắt đầu sa sút phong độ một cách đáng ngờ. Thua 5/7 trận trong đó có những đối thủ dưới cơ và đang rất khát điểm trụ hạng là Hoàng Anh Gia Lai và XSKT Cần Thơ. Đó là những trận đấu tốn không ít giấy mực bàn tán về tính trung thực, đó cũng là những trận đấu làm nhói lòng người hâm mộ bóng đá xứ Nghệ. Với Ban tổ chức, những người điều hành giải bóng đá cao nhất cả nước, để đưa ra được kết luận về việc tiêu cực trong trận đấu thì cần rất nhiều công đoạn. Từ họp bàn lấy ý kiến trọng tài điều hành, các giám sát trận đấu đến quyết định mổ băng, rồi đề nghị Công An vào cuộc … sau rất nhiều thời gian mới có thông tin công bố rộng rãi báo chí. Còn với người hâm mộ là các cổ động viên thì thật đơn giản, họ có đủ nhạy cảm cùng tình yêu bóng đá để có thể phân biệt thật – giả, trắng – đen, tức thì đưa ra phán xét. Và rõ ràng SLNA đã phải trả một cái giá rất đắt khi có giai đoạn cuối mùa giải 2015 hội CĐV SLNA chính thức ra “lời kêu gọi” tẩy chay đội bóng. Khi nguồn sức mạnh tinh thần to lớn là các CĐV cũng quay lưng lại với đội bóng, SLNA cũng trở nên “mong manh” trước một Hải Phòng chưa có gì quá nổi trội.

Sông Lam Nghệ An: Vì đâu nên nỗi
CĐV SLNA, một nửa sức mạnh của đội bóng. Ảnh: Internet.

Ở nguyên nhân thứ nhất, CLB SLNA còn có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh, nhưng với nguyên nhân thứ hai các cầu thủ chỉ có thể tự trách chính mình bởi với người yêu bóng đá xứ Nghệ dù thắng hay thua họ cũng sẽ chẳng bao giờ “bỏ” đội bóng nếu các chàng trai của họ biết chiến đấu hết mình với lòng tự hào và sự kiêu hãnh.

Đội hình Sông Lam Nghệ An mùa này “yếu” hơn nhiều so với các mùa giải trước, tuy nhiên bóng đá xứ Nghệ bao đời nay lúc khó khăn mới tỏ mặt anh hùng. Biết đâu cũng từ khó khăn này cùng những cầu thủ trẻ thừa nhiệt huyết và động lực kia, bóng đá xứ Nghệ lại sản sinh ra một thế hệ tài năng đủ sức gánh vác trọng trách mà các cầu thủ đàn anh ra đi để lại. Còn với CĐV xứ Nghệ, còn yêu là còn giận mà còn giận là còn thương, chắc chắn họ sẽ sớm quay trở lại với đội bóng nếu những đôi chân kia cũng chỉ biết đá bóng với tình yêu mà không có sự toan tính.