Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn mà thai nhi phát triển rất mạnh mẽ và cơ thể người mẹ cũng có nhiều thay đổi nhất.

Trong giai đoạn này mẹ bầu thường phải rât cẩn thân thận vì đây là gia đoạn hình thành và phát triển bước đầu của thai nhi. Tỉ lệ sảy thai ở gia đoan này cũng cao nhất. Sau đây là một số nguy cơ bà bầu thường mắc phải trong giai đoạn này, các mẹ bầu cần nắm rõ để xử lý kip thời nếu không may gặp phải.

bà bầu 3 tháng đầu

– Không cảm thấy dấu hiệu mang thai

Ngay từ khi có thai, cơ thể người phụ nữ đã bắt đầu có những thay đổi. Một số dấu hiệu phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thường là người mệt mỏi, thèm ăn hay chán ăn… Những biểu hiện có thể khác nhau với từng mẹ, nhưng nếu thấy cơ thể mình không có hiện tượng khác lạ hoặc các triệu chứng này đột nhiên biến mất thì cần hết sức cảnh giác, bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi chết lưu.

Trường hợp này có thể xảy ra với những chị em lần đầu làm mẹ và chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi vậy, hãy lắng nghe cơ thể mình và thăm khám đầy đủ để đảm bảo con yêu khỏe mạnh.

– Sốt cao

Sốt cao trong thời gian mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu mắc phải, đe dọa tính mạng và sự phát triển của thai nhi.

Đặc biệt, nếu mẹ bầu có triệu chứng sốt cao kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, đau khớp… thì cần đi khám ngay. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… và có thể dẫn đến điếc bẩm sinh ở thai nhi.

– Đau đầu dữ dội

Mặc dù dấu hiệu này không phổ biến nhưng không có nghĩa là chị em bầu bì có thể bỏ qua. Đau đầu dữ dội trong 3 tháng đầu thai kì là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm nguy cơ tiền sản giật – hiện tượng xảy ra khi huyết áp quá cao.

Tiền sản giật là bệnh thai kì rất nguy hiểm. Người mẹ bị tiền sản giật dễ bị co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thai, sinh non. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiền sản giật cũng có nguy cơ chậm phát triển hơn so với những bé khác.

Hãy đi khám và mô tả chi tiết với bác sĩ nếu bạn bị đau đầu, nhất là trong trường hợp thấy thị lực giảm đi nhanh chóng.

– Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt

Nhiều thai phụ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, nếu thường xuyên chóng mặt, hoa mắt thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý, vì đây có thể là biểu hiện của bệnh huyết áp thấp thai kì. Cũng nguy hiểm như huyết áp cao, thai phụ bị huyết áp thấp dễ bị mất nước khiến cho quá trình lưu thông máu vào bào thai bị chậm, đe dọa tính mạng thai nhi.

Nếu thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, mẹ bầu cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.

mang thai 3 tháng đầu tiên

>> chăm sóc tre 2 thang tuoi

– Ra máu bất thường

Trong 3 tháng đầu, bào thai ở  giai đoạn làm tổ và chưa bám chắc, vì vậy, nếu thấy có hiện tượng ra máu bất thường, mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ động thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Nếu lượng máu ra rất ít thì mẹ bầu có thể nghỉ ngơi để theo dõi tiếp. Còn trong trường hợp ra máu ướt băng vệ sinh, kèm theo đau bụng, chóng mặt, buồn nôn… thì phải đến bệnh viện để được xử trí. Những triệu chứng này nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

– Đau khi đi tiểu, tiểu buốt

Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm đường tiết niệu, viêm bàng – các bệnh gây khó chịu cho nhiều mẹ bầu. Do những thay đổi tạm thời về sinh lý và hoạt động của đường tiết niệu mà mẹ bầu trở thành đối tượng dễ mắc các bệnh này. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non, thai lưu, gây nguy hiểm cho người mẹ và bé.

Giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn và ăn những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp mẹ bầu tránh được các triệu chứng này.

– “Vùng kín” ngứa và ra dịch hôi

Thấy ẩm ướt ở “vùng kín” là cảm giác chung của hầu hết các mẹ bầu. Hiện tượng này là bình thường, do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể người mẹ gây ra.

Tuy nhiên, khi “vùng kín” bị ngứa và ra dịch hôi thì có khả năng mẹ bầu đang bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo khi mang thai không những khiến người mẹ cảm thấy khó chịu mà còn có thể kéo dài suốt thời gian thai kì, tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai…

Nếu không may bị viêm âm đạo trong thời gian này, mẹ bầu không tự ý điều trị mà phải đến cơ sở y tế khám để có hướng điều trị phù hợp.

Làm sao để tránh những rủi ro trong 3 tháng đầu mang thai?

Có rất nhiều điều cần lưu ý và phòng tránh trong giai đoạn 3 tháng mới mang thai để giữ cho mẹ con cùng khỏe mạnh. Ngoài việc ăn uống lành mạnh, đi thăm khám đầy đủ, tham khảo tư vấn của bác sĩ khi có triệu chứng bất thường, tránh những yếu tố tác động xấu… người mẹ cũng cần tự trang bị thêm thông tin cho mình để luôn khỏe mạnh cũng như duy trì một thai kì an toàn.

Xem thêm: