Thế nào là hôi miệng ? Hơn 90 triệu người bị khó chịu với chứng hôi miệng thường xuyên. Hầu hết trường hợp, nó bắt nguồn từ nướu, lưỡi.

Mùi hôi được hình thành do vi khuẩn từ răng bị sâu, mảnh vụn thức ăn đọng lại trong miệng và tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Sâu răng và mảnh vụn thức ăn sản sinh ra khí sulfur tạo nên mùi hôi khó chịu.

Nguyên nhân của hôi miệng và phương pháp loại trừ? Hôi miệng là triệu chứng tạm thời của tình trạng vệ sinh răng miệng kém nhưng nó cũng có thể tồn tại do việc tồn đọng những mảnh vụn thức ăn hoặc những bệnh lý của nướu. Chải răng đúng cách bao gồm làm sạch lưỡi, má và vòm miệng để loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ việc tích tụ vi khuẩn, mảng bám và thức ăn mắc lại ở kẻ răng. Nước súc miệng có hiệu quả làm giảm hôi miệng tạm thời, nếu tình trạng này kéo dài hãy hỏi ý kiến của nha sĩ.

Hôi miệng có nguyên nhân khác ngoài miệng không ?

Hôi miệng cũng có thể xuất hiện ở những người có tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý ở nướu, tiểu đường, suy thận, suy gan. Hơn nữa, stress, ăn kiêng, ngủ ngáy, tuổi tác, rối loạn nội tiết, khô miệng, nghiện thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Mùi hôi xuất phát từ đáy lưỡi là dấu hiệu của việc xuất tiết ở mũi. Dịch tiết chảy ra từ mũi xuống cổ họng, đọng lại ở lưỡi. Nó cũng có thể bắt nguồn từ dạ dày nhưng rất hiếm gặp. Ngoài ra những thức ăn có mùi như hành, tỏi, cà phê …cũng gây hôi miệng.

Tại sao nước bọt rất quan trọng trong việc tránh hôi miệng ?

Nước bọt là thành phần chủ yếu trong miệng giúp kiểm soát mùi hôi, bởi vì nó giúp rửa sạch những mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn – nguyên nhân tạm thời của hôi miệng. Tuy nhiên, khi bạn ngủ, tuyến nước bọt sẽ tiết ra ít nước bọt cho phép vi khuẩn phát triển trong miệng. Để làm giảm “hôi miệng buổi sáng”, bạn hãy chải răng và ăn sáng. Những người không ăn sáng được cảnh báo là mùi hôi có thể xuất hiện lại mặc dù bạn đã chải răng.

Chúng ta có thể kiểm soát hôi miệng như thế nào ?

Tình trạng vệ sinh răng miệng tốt rất quan trọng như: chải răng,dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ngày. Để giảm mùi hôi, làm sạch lưỡi bằng bàn chải hoặc cây cạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi, nhai Chewing gum không đường cũng có thể làm giảm mùi hôi. Nếu bạn có răng giả hoặc răng tháo lắp, hãy chải sạch chúng trước khi lắp vào miệng lại. Trước khi bạn sử dụng nước súc miệng, tia xịt khử mùi, hãy hỏi ý kiến nha sĩ vì những sản phẩm này chỉ che dấu mùi hôi tạm thời và có vài sản phẩm tốt hơn.

Vai trò của nha sĩ là gì ?

Bạn hãy đến khám thường xuyên tại các phòng khám nha khoa vì việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề của cơ thể. Kiểm tra và cạo vôi răng cũng giúp loại trừ mảng bám và vi khuẩn hình thành trên răng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị khó chịu do hôi miệng, nha sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân hoặc nếu nha sĩ xác định vấn đề do nguyên nhân toàn thân như: nhiễm trùng họ sẽ giới thiệu bạn với một bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Nguồn Tổng hợp