Bộ luật Hình sự mới sẽ bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 08 tội có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.   Xem thêm kết quả xsmn tại đây. 

Sáng ngày 12/5/2016, tại Hà Nội, TAND Tối Cao đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn các Bộ luật, luật mới được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua.

Hội nghị trực tuyến tập huấn các Bộ luật, luật mới tổ chức tại TAND Tối cao tại Hà Nội.
Hội nghị trực tuyến tập huấn các Bộ luật, luật mới tổ chức tại TAND Tối cao tại Hà Nội.

Nội dung buổi tập huấn chủ yếu xoay quanh các Bộ luật lớn được Quốc hội thông qua là Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự và Bộ luật dân sự.  Cập nhật ket qua xo so hom nay tại đây.

Đây là những đạo luật quan trọng được Quốc hội thông qua theo tinh thần Hiến pháp mới, tiếp tục thể chế hóa những quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm việc cụ thể hóa các quyền con người, quyền công dân; bảo đảm thi hành đúng và có hiệu quả các quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 cũng như bảo đảm tính thống nhất hệ thống pháp luật nước ta.

Điều đáng chú ý trong Hội nghị tập huấn lần này khi bàn về những điểm mới cơ bản của Bộ luật hình sự 2015.  Các bạn quan tâm xo so mien bac hom nay xem chi tiết tại đây.

Trong đó có một điểm mới mang ý nghĩ hết sức nhân đạo đó là bãi bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội phạm đồng thời mở rộng đối tượng không bị áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình.

Cụ thể là bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội, trong đó có 5 tội là bỏ hoàn toàn gồm: Tội hoạt động phỉ; Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh (Điều 394); Tội đầu hàng địch (Điều 399).

Theo tờ soi cau mien bac  3 tội bỏ hình phạt tử hình trên cơ sở tách ra từ các tội có quy định hình phạt tử hình trước đó gồm: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252);

Điểm mới thứ hai là bổ sung đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình là người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử (Điều 40 khoản 2 điểm c).

Thứ ba, mở rộng thêm hai trường hợp không thi hành án tử hình gồm: người từ đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (điểm b, c khoản 3 Điều 40).

Quy định cụ thể trong trường hợp này sẽ chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân (Điều 40 khoản 4 và Điều 63 khoản 6) nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế.

Những quy định trên đây chính là thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của pháp luật Nhà nước Việt Nam, nhưng vẫn đủ đủ sức răn đe, giáo dục tội phạm. Không chỉ có vậy còn tạo điều kiện cho tội phạm được lấy công chuộc tội, phù hợp với đạo lý truyền thống bao đời của cha ông ta “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”.

Tại hội nghị, TS Trần Văn Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, hành chính Bộ Tư pháp, lưu ý: BLHS 2015 bổ sung vào cấu thành của một số tội phạm về chức vụ liên quan đến hành vi tham nhũng trong khu vực tư (ngoài Nhà nước). Ví dụ tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội môi giới hối lộ và tội đưa hối lộ. Bổ sung quy định về xử lý hình sự đối với tội đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công…

Ngoài lợi ích vật chất, BLHS 2015 đã bổ sung hành vi đưa, nhận hoặc môi giới hối lộ “lợi ích phi vật chất” trong các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ… Ví dụ: Khoản 1 Điều 354 tội nhận hối lộ quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì bị phạt tù 2-7 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác… b) Lợi ích phi vật chất.

Tương tự, điểm b khoản 1 Điều 364 và điểm b khoản 1 Điều 365 (tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ) cũng quy định người nào đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ bằng lợi ích phi vật chất cũng bị tội.

Như vậy, người đưa, môi giới hoặc nhận “hối lộ tình dục”, “đổi tình lấy chức”… cũng bị xử lý hình sự như nhận tài sản, tiền bạc.

Theo kế hoạch, Hội nghị trực tuyến tập huấn các Bộ luật, luật mới sẽ kéo dài trong ba ngày từ 12 đến 14/5/2016.