Trĩ là một trong những bệnh được biết rất sớm ở cả phương Tây và phương Đông. Cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của YHCT, phương pháp dự phòng và thuốc chữa bệnh trĩ đã được nghiên cứu và phát triển rất phong phú. Có nhiều bài thuốc từ y học Trung Quốc, thuốc tây, thuốc đông y… Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả .

 

Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ?

Y học cổ truyền (YHCT) cho rằng đó là do các nhân tố gây bệnh bên ngoài (ngoại tà) như phong, thấp, táo, nhiệt… xâm nhập vào cơ thể làm thương tổn tràng vị, khiến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt tụ lại ở đại tràng gây nên. Đồng thời, sự phát sinh bệnh trĩ còn do các nhân tố bên trong (nội nhân) làm rối loạn chức năng của các tạng phủ khiến âm dương mất cân bằng, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch giãn to mà hình thành trĩ hạ. Như vậy, bệnh lý tuy biểu hiện ở ống hậu môn nhưng kỳ thực lại có quan hệ liên đới với toàn thân.

Trong Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp như: Dùng thuốc bôi, thuốc đắp ngoài, thuốc uống trong hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh. Điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền vừa hiệu quả lại ít tốn kém, thời gian điều trị bệnh nhanh, đồng thời nâng cao sức khoẻ mọi mặt cho người bệnh, điều trị nguyên nhân gây nên bệnh do vậy ít khi tái phát.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn một số bài thuố

Chữa bệnh trĩ bằng y học cổ truyền
Chữa bệnh trĩ bằng y học cổ truyền

Hiện nay có thuốc  hepcinat – Thuốc  này từ Ấn độ điều trị viêm gan C rất hiệu quả, nó còn được gọi là thuocsofosbuvir. Giờ bệnh viêm gan C không phải là vấn đề nữa vì nó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Ngoài ra còn có 1 loại nấm chữa ung thư rất hiệu quả đó là nấm chaga.

Đắp, thuốc xông và thuốc bôi chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền:

1. Bài thuốc đắp:

Dùng 200gr lá lộc vừng bánh tẻ rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo nước, buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra )

Tác dụng : làm hết táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu. Dùng một đợt từ 7-10 ngày, sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống khoảng 10 ngày nữa thi không còn bị khổ vi trĩ nữa.

2. Bài thuốc xông

Chuẩn bị: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.

Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.

Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.

3. Bài thuốc bôi

Trái đu đủ dùng để chữa bệnh trĩ cần phải còn tươi và có nhiều nhựa. Để chữa bệnh trĩ, người ta bổ đôi quả đu đủ ra nhân lúc nhụa còn đang chảy nhiều ta lấy nhựa này bôi vào hậu môn. đề tận dụng hết phần nhựa còn lại bạn có thể buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên trước khi đi ngủ. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Tiếp tục áp dụng bài thuốc cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Những bài thuốc được dùng trong y học cổ truyền đều mang tính tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng. Nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh thì bên cạnh việc kết hợp 3 bài thuốc trên thì bạn cần có những phương án phòng ngừa và giúp bệnh trĩ mau hồi phục hơn như chống táo bón, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn nhiều chất xơ….