Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn.

Có hai loại trĩ chính là: trĩ nội và trĩ ngoại.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?

Mắc bệnh trĩ do thói quen sinh hoạt

Ngồi hoặc đứng quá lâu được xem là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ. Theo các nghiên cứu về bệnh trĩ cho thấy, có tới 73% những người thường ngồi lâu khi làm việc sẽ bị mắc phải bệnh trĩ khi lớn tuổi. Vì vậy, cần hạn chế hoặc cứ 1-2 tiếng vận động cơ thể.

Táo bón và tiêu chảy lâu ngày không được điều trị gây căng thẳng và áp lực lên tĩnh mạch trong ống hậu môn gây bệnh trĩ.

Stress quá mức khi đại tiện, khi rặn nhiều hoặc có thói quen đi vệ sinh quá lâu dẫn tới căng thẳng quá mức làm gia tăng lên tĩnh mạch trực tràng.

Các yếu tố khác có thể dẫn tới sự hình thành bệnh trĩ bao gồm:

Chế độ ăn uống ít chất xơ: Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống có thể khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn, điều đó gia tăng áp lực lên niêm mạc trực tràng gây ra hiện tượng viêm. Bên cạnh đó hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê…

Béo phì, thừa cân: Việc gia tăng nhanh chóng trọng lượng cơ thể nhất là vùng xương chậu và bụng có thể làm gia tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch gây hiện tượng bệnh trĩ.

Mang thai: Phụ nữ khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao do áp lực tăng lên ở vùng chậu, đặc biệt khi sinh con, sức căng để đẩy em bé ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Lối sống không lành mạnh: Khi xã hội ngày càng hiện đại kéo theo đó cuộc sống của con người cũng thay đổi. Con người có xu hướng sử dụng nhiều loại thức ăn nhanh, chế biễn sẵn dẫn tới nguy cơ tăng cân, béo phì cao và thiếu hoạt động thể chất dẫn đến cơ thể chậm chạp, gây trở ngại việc loại bỏ các chất độc hại có thể dẫn đến một số căn bệnh trong đó có bệnh trĩ.

Tuổi cao: Khi tuổi cao các cơ quan trực tràng suy yếu nên có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với lứa tuổi khác.

Quan hệ qua đường hậu môn: Người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn làm các mô hậu môn kéo dài và làm suy yếu, dễ ảnh hưởng của áp suất bên trong nên có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.

Bệnh tim và gan mãn tính: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có tiền sử mắc bệnh tim và gan lâu ngày cũng gây ứ máu liên tục trong hệ thống tĩnh mạch trĩ.