Siêu Cúp Quốc gia (hoặc bất cứ hình thức tương tự nào) luôn là một trong những trận địa… ảo nhất ở bóng đá đỉnh cao. Đấy là nơi mà các đội mạnh thực sự thường không bung sức, vì họ còn đang bận tâm với các mục tiêu xa hơn, quan trọng hơn.

Với Barca, đấy càng là cơ hội tốt. Ernesto Valverde cầm quân lần đầu. Neymar ra đi. Còn gì quan trọng hơn nếu thầy trò HLV Valverde thắng được Real Madrid trong hai trận lượt đi và về tranh Siêu Cúp Tây Ban Nha 2017? Dĩ nhiên, HLV Zidine Zidane cũng muốn thắng để có thêm danh hiệu. Nhưng khác biệt quá rõ: với Valverde, đấy là các trận “phải” thắng.
Ngược lại với bong da 24h nói, đấy cũng là nơi để các đội “chiếu dưới” âm thầm làm cú bất ngờ ngoạn mục: chuẩn bị thật kỹ, quyết tâm quật đổ đối thủ trên tài, để rồi thiên hạ phải trầm trồ khen ngợi. Cho dù tự biết đấy chỉ là sức mạnh “ảo”, ít ra người ta cũng có thể củng cố tinh thần, tự lên giây cót bằng những chiến thắng như vậy.
Barca đã thua từ trước khi mùa giải bắt đầu
Có chăng chỉ là một vấn đề mới, mà có lẽ giới hâm mộ Barca sẽ điên tiết nếu nó được đặt ra cách đây vài tháng: Barca hiện đã sa sút đến mức độ nào? Họ không còn vượt trội Real như thời đỉnh cao của tiqui-taca; đã thất thế; hay phải nói thẳng là họ đã bị Real bỏ xa? Hơi “ác” một tí, có thể nói luôn: giả sử không có Lionel Messi, Barca bây giờ chắc chỉ còn là đội bóng… tầm thường!
Thua đậm trong cả hai trận Siêu Cúp Tây Ban Nha vừa qua, Barca coi như đã tự nói lên năng lực thật sự của họ: không thể sánh với Real Madrid trong mùa bóng này. Và đấy chỉ là một Real chưa hề tìm lại được sức mạnh như chính họ vào cuối mùa trước. Còn gì để bàn về tương quan của cặp El Clasico?
The thao 24h – Neymar ra đi không chỉ để lại lỗ hổng quá lớn trong đội hình Barca. Quan trọng hơn, anh làm bộc lộ cái chỗ tầm thường mà Barca đã che dấu (và thế giới cũng không muốn thấy) trước đây. Đó chính là cái nền tảng… quá ư bình thường của lò trẻ Barca. Rút cuộc, Barca phải cuống cuồng tìm người thay thế Neymar – từ Philippe Coutinho ở Liverpool đến Ousmane Dembele ở Dortmund, trước khi sang tận Trung Quốc để mời Paulinho. Hóa ra, đâu có sự xuyên suốt, triết lý nào! Hoặc vẫn có, nhưng… không dùng được. Rút cuộc, Barca vẫn phải cậy tiền, phải tìm mua ngôi sao, chứ không hề có sẵn những cầu thủ phù hợp với một lối chơi xuyên suốt, do chính họ đào tạo.
Không cần nhắc lại thời đỉnh cao của thế hệ vàng. Vấn đề là hồi ấy, người ta mặc sức ca ngợi lò trẻ La Masia và sự tương đồng trong cách chơi xuyên suốt từ các đội trẻ đến lực lượng đỉnh cao của Barca. Người ta xem đấy là nguyên nhân căn cơ làm nên một sự thống trị. Barca chỉ cần duy trì truyền thống tốt đẹp, duy trì cái sự căn cơ ấy, thì họ đâu phải cầu mong Messi cứ giữ mãi được phong độ đỉnh cao!
Thiên hạ hào hứng chờ sự thể hiện của một Valverde từng khoác áo Barca, hiểu rõ triết lý Barca. Đôi lúc người ta phóng bút đến mức một người hâm mộ trung lập có thể suy nghĩ: khắp thế giới bóng đá, không còn ai thích hợp với Barca hơn Valverde. Tờ ket qua bong da nói điều đó đúng hoặc sai, đều là vô nghĩa. Bởi vấn đề của Valverde bây giờ lại là lực lượng – điều quá nhỏ nhặt, tầm thường, nơi một đội bóng có triết lý vĩ đại. Có Messi mà Barca vẫn chưa hài lòng về lực lượng. Thế thì coi như họ đã thua từ trước khi La Liga bắt đầu!