I ốt đóng vai trò rất quan trọng đối với bà bầu Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai, nhu cầu i-ốt tăng lên để đáp ứng nhu cầu hormon tuyến giáp cho mẹ và sự phát triển bào thai. Nếu bị thiếu i-ốt rất có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, ảnh hưởng tới sự phát triển bào thai, nhất là bộ não của trẻ.

 

Vì sao phụ nữ mang thai rất cần I ốt?

 

Bộ phận trước cổ có một tổ chức nội tiết giống như hình con bướm gọi là tuyến giáp trạng. Các chất trong tuyến giáp trạng chính được phân tiết không ngừng, từ đó nó có công năng thúc đẩy sự thay thế, chuyển hóa và sinh trưởng, phát dục trong cơ thể con người. Nếu trong thức ăn thiếu dài ngày chất iot sẽ dẫn tới sự phân tiết các chất trong tuyến giáp trạng không đủ, do đó tuyến giáp trạng sẽ dần dần sưng to, làm cho cổ to ra mà người ta thường gọi là “ bệnh biếu cổ”…

 

vai-tro-cua-iot-voi-ba-bau

 

 

Vai trò của I ốt với phụ nữ mang thai

 

Ở thời kỳ phôi thai phát dục, tuyến giáp trạng có tác dụng quan trọng đối với sự phát dục của tế bào não và tế bào thần kinh. Iot cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát dục của tổ chức não và thần kinh của thai nhi, nhất là lúc phôi thai đang ở giai đoạn từ 3- 5 tháng, sự phân hóa của tổ chức thần kinh rất mạnh.

 

Trong giai đoạn này mà người mẹ thiếu iot sẽ làm cho tuyến giáp trạng của thai nhi phát triển không đầy đủ dẫn đến chức năng tuyến giáp trạng giảm sút gây ra các hiện tượng như tuyến giáp trạng phù, thai lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, câm điếc,… Ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí lực, sau này ra đời sẽ đần độn.

 

Cách bổ sung I ốt:

 

Lượng nhu cầu về iot mỗi ngày của cơ thể mỗi người bình thường chỉ là từ 100-200 microgram. Đối với người đang mang thai thì phải cần dùng nhiều hơn. Nguồn gôc iot mà cơ thể cần dùng chủ yếu là từ trong các thức ăn, uống hàng ngày.

Hàm lượng iốt trong tảo bẹ cao nhất (khoảng 2000μg (microgram)/kg tảo bẹ tươi). Sau đó là các loại cá biển và các động vật vỏ cứng ở biển (khoảng 800μg/kg).

Các thực phẩm trên cạn như trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao (4-90μg/kg), sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng iốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thực vật có hàm lượng iốt thấp nhất.

 

Ngoài ra, trong muối có hàm lượng iốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng iốt càng ít. Hàm lượng iốt trong muối biển khoảng 20μg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2μg iốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.

 

vai-tro-cua-iot-voi-ba-bau-

Tảo bẹ giàu i ốt

Top 10 thực phẩm chứa iốt (và hàm lượng iốt/100g thực phẩm đó)

1.Tảo bẹ: 1mg
2.Tảo tía (khô): 1800 μg
3.Rau chân vịt: 164μg
4.Rau cần: 160μg
5.Cá biển: 80μg
6.Muối biển: 2μg
7.Sơn dược: 14μg
8.Muối ăn có iốt: 7600μg
9.Cải thảo: 9.8μg
10.Trứng gà: 9.7μg